Sưng, nổi hạch trên người: Khi nào nên để tự khỏi, khi nào nên đi khám để phòng ung thư

Hoàng Hương |

Hạch bạch huyết bị sưng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nhiễm trùng, nhiễm virus, bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác.

Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống bạch huyết, một thành phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Các hạch bạch huyết còn được gọi là tuyến bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng.

Khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Khi số lượng tế bào này tăng lên sẽ làm sưng các hạch bạch huyết. Do đó, hạch bạch huyết bị sưng là biểu hiện của một tình trạng nhiễm trùng, nhiễm virus, bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác.

Có khoảng 600 hạch bạch huyết trong cơ thể nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận hoặc chạm vào được một số ít. Những vị trí mà bạn có thể cảm nhận được các hạch bị sưng lên như cổ, cằm, nách và bẹn.

Sưng, nổi hạch trên người: Khi nào nên để tự khỏi, khi nào nên đi khám để phòng ung thư - Ảnh 1.

Triệu chứng

Các hạch bạch huyết bị sưng là dấu hiệu cho thấy trong cơ thể có vấn đề. Khi các hạch bạch huyết bắt đầu sưng lên, bạn có thể nhận thấy:

- Ấn vào hạch thấy hơi đau

- Kích thước của các hạch sưng to bằng hạt đậu hoặc lớn hơn.

Phụ thuộc vào nguyên nhân khiến hạch bạch huyết bị sưng, bạn có thể cảm nhận được các triệu chứng khác như:

- Chảy nước mũi, đau họng, sốt và các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên.

- Bị các nhiễm trùng như HIV, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân hoặc rối loại miễn dịch chẳng hạn như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.

- Hạch cứng, cố định, phát triển nhanh và có thể trở thành một khối u.

- Sốt

- Đổ mồ hôi đêm

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Sưng hạch bạch huyết là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, các tuyến sẽ co lại sau khi nhiễm trùng hoặc bệnh gây sưng đỏ được điều trị. Tuy nhiên, bạn phải mất khoảng 1 tuần để phục hồi sau khi nhiễm trùng được trị khỏi.

Nhưng điều này không có nghĩa bệnh sẽ không gây bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau đây:

- Hạch bị sưng mà không có lí do rõ ràng

- Các hạch sưng không biến mất, thậm chí còn lan rộng từ 2-4 tuần.

- Các hạch cứng hoặc mềm và không di chuyển khi bạn cố gắng đẩy chúng.

- Sốt, đổ môi hôi vào ban đêm, giảm cân không rõ lí do.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các hạch bạch huyết bị sưng là do một loại nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng do virus, như chứng cảm lạnh thông thường.

Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hạch bạch huyết bị sưng:

Những nhiễm trùng thường gặp:

- Viêm họng liên cầu khuẩn

- Bệnh sởi

- Nhiễm trùng tai

- Nhiễm trùng răng

- Bệnh Mononucleosis, một bệnh do virus gây ra

- Nhiễm HIV/AIDS

- Nhiễm trùng da

- Nhiễm khuẩn

Những nhiễm trùng không phổ biến:

- Bệnh lao phổi

- Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như bệnh giang mai

- Bệnh toxoplasmosis

- Bệnh mèo cào, một bệnh nhiễm vi khuẩn được cho là lây truyền qua các vết xước hoặc vết cắn từ mèo.

Rối loạn hệ miễn dịch

- Bệnh Lupus, một bệnh mạn tính, gây ra thương tổn chủ yếu ở da, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan, nội tạng của cơ thể.

- Viêm thấp khớp, một chứng bệnh mãn tính, trong đó nhiều loại khớp khác nhau trong cơ thể bị viêm, dẫn đến tình trạng sưng, đau nhức, cứng khớp, và có thể mất chức năng hoạt động.

Ung thư

Sưng hạch bạch huyết có thể là khởi đầu của một bệnh ung thư. Trong cơ thể có những tế bào ung thư. Sau đó, các tế bào ung thư di chuyển qua các mạch bạch huyết làm cho hạch bạch huyết bị sưng lên.

Sau khi di chuyển và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, các tế bào ung thư có thể ổn định và phát triển để tấn công các tế bào trong phần cơ thể đó.

Một số loại ung thư có thể gây sưng hạch lympho gồm ung thư da, ung thư vú, ung thư bạch cầu, ung thư phổi, ung thư dạ dày, u lympho, u lympho Hodgkin và u lymphoma không Hodgkin.

Ung thư bạch huyết và các loại ung thư khác vẫn có thể được kiểm soát ở giai đoạn sớm. Do đó, điều quan trọng là bạn phải phát hiện ung thư bạch huyết hoặc các bệnh ung thư khác càng sớm càng tốt.

Biến chứng

Nếu nhiễm trùng, nguyên nhân gây ra tình trạng các hạch bạch huyết bị sưng, không được điều trị, những biến chứng này có thể xảy ra:

- Hình thành áp xe

- Nhiễm trùng máu

Sưng, nổi hạch trên người: Khi nào nên để tự khỏi, khi nào nên đi khám để phòng ung thư - Ảnh 2.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng này, bác sĩ sẽ cần:

- Tìm hiểu tiểu sử sức khỏe

- Khám sức khoẻ.

- Thử máu

- Quét X-quang ngực hoặc chụp CT.

- Sinh thiết hạch bạch huyết

Điều trị

Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết bị sưng có thể lành lại mà không cần dùng thuốc. Lúc này, nguyên nhân gây bệnh thường nhẹ như cúm hoặc ngộ độc thực phẩm.

Nhưng có một số nguyên nhân khiến bệnh không tự khỏi mà phải dùng các phương pháp điều trị từ bác sĩ. Một số phương pháp điều trị sưng hạch bạch huyết gồm:

- Điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus

- Điều trị nguyên nhân

- Điều trị ung thư

Sưng, nổi hạch trên người: Khi nào nên để tự khỏi, khi nào nên đi khám để phòng ung thư - Ảnh 3.

Xử lý các hạch bạch huyết bị sưng tại nhà

Nếu hạch bạch huyết bị sưng gây ra các cơn đau, bạn có thể nhận được một cách tại nhà dưới đây:

- Chườm ấm

- Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không steroid.

- Nghỉ ngơi đầy đủ

- Tránh dùng aspirin cho trẻ vì nguy cơ mắc hội chứng Reye

- Súc miệng bằng nước muối. Nếu các hạch bị sưng xảy ra ở vùng cổ, tai, hàm hoặc đầu, bạn có thể súc miệng với nước muối hòa tan trong nước ấm. Súc miệng khoảng 10-20 giây. Sau đó nhổ bỏ nước. Lặp lại 3-5 lần/ngày.

* Theo Mayo Clinic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top