Nước mắm, muối, mì chính, đường: Nêm sai vừa mất dinh dưỡng vừa hại, BS chỉ cách nêm đúng

Ngọc Minh |

Nước mắm, muối, mì chính, đường là gia vị không thể thiếu để tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng gia vị này đúng cách.

Gia vị có thể biến thành chất độc nếu sử dụng sai cách

Gia vị là thứ không thể thiếu để làm nên một món ăn ngon. Nhưng việc dùng gia vị không đúng cách có thể biến thành chất độc.

Theo Ths. Lưu Liên Hương, Viện y học ứng dụng Việt Nam bất cứ thứ gì khi sử dụng không đúng cách cũng có thể biến thành chất độc: từ đồ ăn, thức uống cho đến các loại thuốc điều trị bệnh.

Gia vị là những thứ không thể thiếu trong nấu, nướng, có thể nói gia vị chính là linh hồn của món ăn. Món ăn muốn có hương vị thơm ngon đặc trưng thì người nấu phải cần biết cách nêm gia vị.

Ths Lưu Liên Hương Viện cho hay: "Có rất nhiều gia vị được áp dụng trong ẩm thực như tiêu, mắm, đường, muối, mì chính, hạt nêm, bột canh, nước tương, dấm... được sử dụng hàng ngày.

Tuy nhiên, cách nêm gia vị đúng cách không phải ai cũng biết. Bởi nhiều người nghĩ rằng cách nêm gia vị đơn giản chỉ cần cho vào thực phẩm bất cứ lúc nào, miễn là món ăn ngon là được. Nhưng thực chất, việc không am hiểu cách nêm gia vị đúng không những làm hỏng hương vị của món ăn mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người thưởng thức".

Nước mắm, muối, mì chính, đường: Nêm sai vừa mất dinh dưỡng vừa hại, BS chỉ cách nêm đúng - Ảnh 1.

Khi nêm nước mắm vào thức ăn không nên cho vào lúc thức ăn đang được nấu sôi, ảnh minh họa.

Dưới đây Ths Liên Hương sẽ chỉ ra một số lỗi sai và hướng dẫn cách dùng đúng các loại gia vị:

Nước mắm

Sai: Không cho nước mắm vào các món ăn đang sôi ở nhiệt độ cao, sẽ làm biến mất một phần axit amin trong nước mắm và món ăn sẽ không ngon, không có vị ngọt. Món ăn sẽ thường có màu sẫm do axitamin kết hợp với đường trong món ăn. Việc đun nước mắm lâu thì mùi vị và vitamin trong nước mắm sẽ bốc hơi hết.

Dùng đúng: Thức ăn sau khi nấu xong bắc xuống khỏi bếp mới nêm thêm nước mắm.

Muối

Sai: Hiện nay, người Việt ăn mặn, việc ăn mặn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều, tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp.

Nặng tay thêm muối vào món ăn sẽ khiến cho cơ thể phải tăng cường đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, gây quá tải cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này.

Lỗi sai thứ hai khi dùng muối đó là kiêng hoàn toàn: Ăn quá nhạt cơ thể có thể bị mệt mỏi, chán ăn, dẫn tới suy giảm các chức năng của cơ quan trong cơ thể và suy giảm sức khỏe nếu để tình trạng đó diễn ra trong thời gian dài.

Trong cơ thể, muối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu, giữ cho cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu. Ngoài ra, muối còn có vai trò trong việc duy trì điện thế tế bào, dẫn truyền xung động thần kinh, đảm bảo thăng bằng kiềm toan.

Dùng muối đúng: Mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là dưới 5g muối/ngày (gần 1 muỗng cà phê muối). Muối ở đây bao gồm muối, gia vị và các thực phẩm chứa muối.

Đường

Sai: Đường cũng là gia vị không nên sử dụng quá nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày. Sử dụng quá nhiều đường sẽ làm tăng lượng năng lượng nạp vào cơ thể, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư.

Dùng đúng cách: Hội tim mạch Mỹ khuyến cáo, phụ nữ không nên ăn quá 6 thìa cà phê đường mỗi ngày và nam giới không nên ăn quá 9 thìa, trẻ em thì chỉ dừng ở mức tối đa 4 thìa/ngày.

Nước mắm, muối, mì chính, đường: Nêm sai vừa mất dinh dưỡng vừa hại, BS chỉ cách nêm đúng - Ảnh 2.

Hạn chế cho đường tinh luyện khi chế biến món ăn, ảnh minh họa.

Nếu phải sử dụng đường trong chế biến, thì tốt nhất là nên sử dụng đường cát/ đường nâu, mật ong, không nên sử dụng đường tinh luyện.

Hạn chế thêm đường vào trong chế biến thực phẩm, không những trong nấu nướng mà còn trong pha chế các loại đồ uống, chỉ nên thêm ít hoặc không thêm các loại đường trong các loại nước trái cây, trà uống sẵn.

Mì chính

Sai: Đối với mì chính tuyệt đối không thả mì chính ở nhiệt độ cao và thức ăn đã muội. Thức ăn có vị ngọt tự nhiên như cà chua, tôm… không nên cho mì chính vì sẽ làm mất hương vị ngọt.

Các món ăn có vị chua thường có tính axit cao, nếu cho thêm mì chính sẽ dễ làm thay đổi thành phần trong mì chính, làm thay đổi hương vị của món ăn mà còn có hại cho sức khỏe.

Dùng đúng: Khi nấu chín thức ăn hãy bắc ra khỏi bếp mới cho mì chính. Nhiệt độ thích hợp để hòa tan mì chính là khoảng 70-90 độ C. Cho mì chính vào thức ăn muội nên hòa tan mì chính với nước ấm trước khi trộn vào thức ăn nguội để tăng vị ngon cho món ăn.

Các món ăn từ thịt lợn có chứa acid glutamic, khi kết hợp thêm với muối, gặp nhiệt độ cao tự nhiên sẽ cho hương vị ngọt tự nhiên mà không cần đến mì chính, vậy nên cũng không cần cho thêm mì chính vào những món ăn này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại