Nhiều người nổi tiếng ca ngợi dầu dừa là siêu thực phẩm: Sự thật hay chỉ là quảng cáo?

Bích Ngọc |

Nhiều người ca ngợi về tác dụng của dầu dừa, thực chất chúng tốt đến đâu? Đây chính là câu trả lời đầy đủ bạn có thể tham khảo.

Một thời gian dài trước đây, dầu dừa đã trở thành xu hướng được sử dụng rộng rãi & được một số người nổi tiếng quảng cáo là siêu thực phẩm. Cho nên nhiều người có thói quen sử dụng dầu dừa cho da và tóc như là một sở thích & tin rằng nó tốt thực sự. 

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Loại chất béo có mùi nhiệt đới này có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

Các công bố về sức khỏe ca ngợi dầu dừa thực sự dựa trên dữ liệu nghiên cứu thực sự hay chỉ là hư cấu?

Từ rất lâu chất béo đã bị mang tiếng xấu và tất cả chúng ta đều được khuyên là không nên dùng nhiều chất béo. Thế nhưng sau đó, thông tin đã thay đổi hoàn toàn; cứ như thể vừa có một cơn thủy triều đi ngang qua, mang chúng ta tới với luồng thông tin hoàn toàn mới.

Thông tin mới chỉ đơn giản là chúng ta không cần tránh tất cả các loại chất béo, mà chỉ cần tránh các loại chất béo xấu (chất béo bão hòa & chất béo bị hydro hóa) và ngược lại nên ăn các chất béo tốt (chất béo không bão hòa) để giữ cho tim và động mạch của chúng ta được khỏe mạnh.

Rồi tới năm 2003, trái dừa lại làm khuấy động luồng thông tin một lần nữa. Mặc dù trước đây đã từng được đánh giá là siêu thực phẩm nhưng gần đây, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) lại xếp dầu dừa vào nhóm các loại chất béo không lành mạnh & cuộc bút chiến lại tiếp tục diễn ra.

Vì vậy, chứng cứ khoa học đằng sau các quảng cáo mỹ miều của dầu dừa là gì & đâu là các công bố mới nhất?

Nhiều người nổi tiếng ca ngợi dầu dừa là siêu thực phẩm: Sự thật hay chỉ là quảng cáo? - Ảnh 1.

Thành phần bí mật: Axit béo chuỗi trung bình

Đã có rất nhiều nghiên cứu về dầu dừa kể từ sau công bố năm 2003 nói trên từ AHA, nghiên cứu của Giáo sư Marie-Pierre St-Onge, Ph.D – giáo sư về y học dinh dưỡng tại Đại học Columbia ở New York, NY

Giáo sư St-Onge phân tích trên nhóm phụ nữ thừa cân & cho biết nếu họ sử dụng axit béo chuỗi trung bình như dầu dừa thì sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng hơn so với nhóm người sử dụng các chất chứa axit béo chuỗi dài hoặc axit béo bão hòa.

Tuy nhiên giáo sư St-Onge đã công bố là sử dụng một chất béo tương tự trong nghiên cứu của mình & bà không hề chỉ đích danh chính xác đó là dầu dừa.

Và dầu dừa lại được quay lại đồn đại là siêu thực phẩm.

Tiếp theo, một nghiên cứu năm 2009 với 40 phụ nữ được sử dụng 30ml dầu dừa hàng ngày trong vòng 12 tuần thì thấy nồng độ lipoprotein (HDL) tăng cao cùng với kết quả vòng eo của họ có giảm.

Như vậy, càng có nhiều nghiên cứu về chủ đề này thì bức tranh lại càng trở nên rối bời hơn.

Hiệp hội Tim nước Mỹ & Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên nên hạn chế sử dụng dầu dừa

Trong khi vẫn có rất nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu về dầu dừa thì Tổ chức Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra lời khuyên cho mọi người là nên thay thế chất béo bão hòa (bao gồm dầu dừa) bằng chất béo không bão hòa có lợi hơn cho sức khỏe.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, mọi người nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa (thường có nhiều trong cá, quả bơ, các loại hạt, dầu hoa hướng dương, dầu ô liu, dầu hạt cải) hơn các loại chứa nhiều béo bão hòa (thường có nhiều trong thịt mỡ, bơ, dầu cọ, dầu dừa, kem, phô mai, bơ và mỡ lợn)

Lí do là vì chất béo bão hòa gây hại cho tim mạch của chúng ta. Tuy nhiên, có một chi tiết có tính bước ngoặt trong câu chuyện tranh cãi hấp dẫn này.

Cholesterol bao gồm hai loại: LDL & HDL. Trong khi lipoprotein mật độ thấp (LDL) được coi là cholesterol xấu thì HDL lại là cholesterol tốt với sức khỏe.

Tuy nhiên, vào năm 2017 chúng tôi đã thực hiện 03 nghiên cứu chuyên biệt về cholesterol. Nghiên cứu thứ nhất phát hiện ra rằng chất béo bão hòa có thể không làm tắc nghẽn động mạch. Nghiên cứu thứ hai cho thấy HDL có thể chưa hẳn đã thực sự tốt.

Nghiên cứu thứ ba được công bố tháng 11 năm 2017 cho thấy nồng độ cholesterol loại HDL cao không hẳn sẽ giúp chúng ta thoát khỏi bệnh tim như suy nghĩ trước đó.

Vậy thông tin mới nhất là gì?

Một nguyên nhân dẫn tới việc tác dụng của dầu dừa vẫn đang gây tranh cãi là vì chưa có các nghiên cứu ở quy mô lớn & có chất lượng thực sự. Nghiên cứu mới của nhóm "Hãy tin tôi, tôi là bác sỹ" được phát trên BBC đã mang tới các thông tin mới nhất về câu chuyện đang gây tranh cãi này.

Nhóm nghiên cứu có Tiến sỹ Key-Tee Khaw, một chuyên gia về lâm sàng và Giáo sư Nita Gandhi Forouhi, chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng – cả hai đều tới từ Đại học Cambridge Vương Quốc Anh. Nhóm nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của dầu dừa, dầu ô liu & bơ trên đối tượng 94 tình nguyện viên sử dụng.

Mỗi người tham gia được yêu cầu sử dụng 50 gram một trong số các loại chất béo nói trên liên tục trong vòng 4 tuần và kết quả thực sự rất bất ngờ.

Những người sử dụng dầu dừa đã tăng chỉ số HDL 15% (loại cholesterol tốt) trong khi con số này chỉ là 5% với những người sử dụng dầu ô liu. Chỉ số HDL tăng được coi là mang lại lợi ích cho hệ thống tim mạch.

Nếu chúng ta đang tin rằng HDL là tốt thì kết quả trên chứng minh cho tác dụng tốt của dầu dừa.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các kết quả của nghiên cứu này chưa được kiểm duyệt và chỉ được coi là các kết quả sơ bộ ban đầu mà thôi.

Vậy kết luận là gì?

Vậy thực sự dầu dừa là tốt hay không? Cũng như nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác, vấn đề này không thể có câu trả lời thẳng thắn & rõ ràng.

Nếu bạn đang muốn giảm cân, hãy luôn ghi nhớ rằng dầu dừa rất giàu chất béo bão hòa & một muỗng dầu dừa cung cấp tới 120 calo.

Nếu bạn đang quan tâm tới hệ tim mạch thì hãy nhớ rằng thông tin chính thức từ AHA (Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ) & WHO (Tổ chức Y tế Thế giới): dầu dừa được liệt vào danh sách các chất béo nên hạn chế. Nhưng ai mà biết được tương lai, biết đâu danh sách hướng dẫn lại thay đổi.

Trong khi, nếu được dùng & kiểm soát ở mức độ vừa phải, dầu dừa lại là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Và cuối cùng, cần phải cẩn trọng & hạn chế các loại dầu dừa có trong các thực phẩm đóng hộp sẵn đặc biệt là loại đã được hydro hóa một phần; loại mà Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đánh giá là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

*Theo Medicalnewstoday

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại