Nấm, tổ đỉa, eczema đầy người vì "hàng hiệu"

Tiểu Nhã |

Rất nhiều chị em phụ nữ thậm chí là người có tiền vẫn có tâm lý thích tìm mua hàng thùng về sử dụng nhưng không biết rằng hàng thùng đẹp, độc nhưng tiềm ẩn nhiều bệnh tật.

Viêm nhiễm phụ khoa

Chị Nguyễn Thị Hoàn tìm đến bác sĩ khám với triệu chứng ngứa âm đạo khủng khiếp. Chị Hoàn kể từ ngày kết hôn 8 năm nay đây là lần đầu tiên chị phải tìm đến bác sĩ khám phụ khoa ngoài vài lần đi khám tổng quát.

Vừa nằm lên bàn khám, bác sĩ phải kêu lên vì nấm nhiều quá. Chị Hoàn cho biết chị bị ngứa từ tháng trước nhưng cứ nấn ná không đi khám vì ngại khám phụ khoa chị Hoàn mua lá trầu không về rửa nhưng không đỡ. Chị mua thêm các loại trị nấm bôi ngoài về sử dụng nhưng chỉ đỡ được 1 lúc rồi lại thôi.

Ngứa ngáy vùng kín rất khó chịu, chị trở nên cáu gắt với chồng con. Chị Hoàn phát hoảng khi chị thấy nhiều khí hư bột trắng ở vùng kín, chị thử thụt rửa vào trong thì móc ra rất nhiều thứ bột hôi hôi khó chịu.

Chị phải tìm đến bác sĩ khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị nấm candidan cram + phải uống thuốc và đặt thuốc. Lúc này, chị Hoàn mới kể vì tham hàng hiệu chị đã trót mua mấy chiếc quần jean về mặc. Mặc quần jean hàng thùng chất liệu rất thích nhưng từ sau đó chị cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Dù chị đã giặt rất sạch nhưng không hiểu vì sao nấm vẫn ghé thăm.

Nấm, tổ đỉa, eczema đầy người vì hàng hiệu - Ảnh 1.

Nhiều chị em thích săn lùng đồ hàng thùng vì chất lượng rất tốt mà giá thành rẻ

Giải thích cho chị Hoàn, bác sĩ Lê Thị Kim Dung – phòng khám sản và nam khoa trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết nấm âm đạo là loại nấm điều trị rất khó và bám lại rất lâu. Quần áo có thể nhiễm nấm và khi gặp môi trường thuận lợi ẩm ướt sẽ gây bệnh là lây lan rất nhanh. 

Từ triệu chứng  ngứa đến nấm xâm phát ăn lên đến tử cung chỉ cần thời gian ngắn nếu không điều trị tích cực có thể gây vô sinh. 

Ngoài ra, thói quen mặc quần áo hàng thùng không vệ sinh kỹ, mặc quần áo bơi, đồ lót có thể lây bệnh. Ở mặt bệnh tật, bác sĩ Dung khuyên nếu mua quần áo hàng thùng về phải giặt thật sạch có thể ngâm trong nước sôi để diệt hết vi trùng nấm.

Tổ đỉa, eczema vì hàng thùng

Bác sĩ Dung cho biết không chỉ gây nấm vùng kín các bác sĩ sợ nhất đó là nấm chân lây từ giày, bốt hàng thùng.

Bản chất của giày và bốt rất khó xử lý nên vi nấm còn động lại để tiêu diệt hết nó rất khó.

Chị Bùi Thị Dung trú tại Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội đến khám da liễu với triệu chứng bị ngứa và lòng bàn chân, rìa chân xuất hiện nhiều mụn ẩn sâu dưới da nó gây ngứa rất khó chịu. 

Chị Dung kể từ bé chưa bao giờ bị thế này chỉ đến khi chị lên Hà Nội làm giúp việc mới bị. Chị cho biết mỗi lần ra chợ thấy người ta bán giầy dép hàng thùng, chị Dung tiếc rẻ mua về đi không ngờ bị ngứa và từ đó đến nay chị chữa mãi không hết.

Từ là tín đồ của hàng thùng, chị Cao Thị Thuỷ trú tại Hoàng Mai, Hà Nội vẫn chưa hết hãi hùng kể lại căn bệnh nấm chân theo đuổi chị 3 năm nay cũng chỉ vì mê hàng thùng. 

Chị Thuỷ vốn thích giày và bốt hàng thùng vì chất lượng, đi thích dù gặp nước cũng không bị hôi chân. Chị lên chợ Hàng Da mua được đôi bốt về đi. Niềm vui chưa được bao lâu thì chị phát hiện chân ngứa, xuất hiện nấm kẽ chân rồi đủ các triệu chứng.

Chị Thuỷ kể đôi chân của chị giờ đây ngứa ngáy không thể đi giày đặc biệt về mùa hè chân cứ đỏ ửng lên, mụn lỗ chỗ nhìn rất sợ. Chị đi khám người thì bảo eczema, người bảo nấm tổ đỉa nên cũng không biết thế nào hiện chị đang chữa thuốc lá đắp và uống.

Con gái chị cũng bị nấm kẽ chân vì trước đó chị trót mua cho con đôi giày thể thao hàng thùng ở Phan Bội Châu.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành – BV Da liễu Trung ương, ông gặp khá nhiều tín đồ của hàng thùng bị nấm chân, nấm tổ đỉa vì giày, bốt hàng thùng.

Bác sĩ Thành cho biết các sản phẩm hàng thùng thường chứa vi trùng Corynebactcrium gây bệnh Erythrasma, ký sinh trùng gây bệnh chấy rận, vi nấm thân, nấm bẹn, nấm chân…

Các vi khuẩn này có thể sống được tối đa vài tuần nếu không tiếp xúc với người và dễ bị tiêu diệt bằng các chất tẩy rửa. Nhưng nếu là vi nấm, chúng có thể sống rất lâu dưới dạng bào tử và không bị tiêu diệt bằng cách giặt giũ thông thường.

Đối với quần áo còn có thể xử lý được nhưng đối với giày, bốt thì rất khó xử lý vì cấu tạo của sản phẩm, chất liệu cũng khó hấp nóng. Chính vì thế, bác sĩ khuyên không nên sính hàng hiệu lại mua hàng thùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại