Mọc nhọt trên lưng tưởng chuyện nhỏ, không ngờ mắc bệnh mạn tính phải chữa suốt đời

Lê Nguyên |

Thấy trên lưng xuất hiện một cái nhọt nhỏ, người đàn ông chỉ nghĩ nó là vết nhọt bình thường. Tuy nhiên, vết nhọt càng ngày càng thấy to và đau nhức hơn, nặn không ra mủ mà chỉ thấy chảy dịch, bệnh nhân sốt liên tục 2-3 ngày và phải nhập viện.

Ngày 18/7/2018, bệnh nhân T.G.L, sinh năm 1946, trú tại Long Biên, Hà Nội vào BVĐK Đức Giang trong tình trạng sưng đau vùng vai trái bắt đầu hoại tử vùng da lan rộng, chảy dịch mủ đau tức không đỡ.

Sau khi làm các xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm máu, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type II. Tiếp đó, bệnh nhân được xử lý phần mềm và chuyển xuống khoa Nội tổng hợp để điều trị cho ổn định đường huyết.

Bệnh nhân T.G.L cho biết: “Một tuần gần đây sau lưng tôi mọc 1 vết nhọt, ban đầu thì thấy bình thường nhưng càng ngày càng thấy nhọt to hơn và đau nhức hơn, tôi có nặn nhưng không ra mủ được mà chỉ thấy chảy dịch, tôi còn sốt liên tục 2 đến 3 ngày.

Thấy tình trạng ngày càng nặng, gia đình cho tôi đi khám và mới phát hiện ra mình bị đái tháo đường”.

Được biết, bệnh nhân T.G.L là thương binh, ông bị sức ép của bom khiến gãy 2 xương bả vai để lại di chứng khiến bệnh nhân bị vôi vỡ cả 2 bên xương bả vai, mỗi khi thời tiết thay đổi khiến cơ thể đau nhức, ông mổ thay thủy tinh thể từ năm 2011.

Mọc nhọt trên lưng tưởng chuyện nhỏ, không ngờ mắc bệnh mạn tính phải chữa suốt đời - Ảnh 1.

Vết loét trên lưng bệnh nhân L.

Đánh giá về ca bệnh này, BS. Mai Thái Hà – Khoa Nội tổng hợp, BVĐK Đức Giang cho hay: “Chỉ số đường huyết ở người bình thường là 6,5% nhưng với bệnh nhân T.G.L con số này tăng gâp đôi là 13,8%.

Đây là 1 chỉ số rất cao và nguy hiểm đối với bệnh nhân là người cao tuổi. Ở đây bệnh nhân này sẽ được điều trị ổn định đường huyết sau đó sẽ được chuyển lên khoa Thẩm mỹ để điều trị vùng da bị hoại tử".

Trao đổi với người nhà bệnh nhân được biết ông ở nhà rất khỏe mạnh, ăn uống tốt đặc biết không hút thuốc hay uống bia rượu.

Gần đây, đi nghỉ dưỡng mỗi bữa ông có dùng thêm một chai bia trong bữa ăn hằng ngày và cho đó là tốt cho sức khỏe.

BS. Đồng Thanh Thiện - khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho biết: “Sau khi bệnh nhân được điều trị ổn định đường huyết, chúng tôi sẽ tiến hành phương pháp hút áp lực âm cho bệnh nhân để hút sạch dịch, vi khuẩn nhằm tạo môi trường vô khuẩn để chỗ hoại tử mau lành, sau 5 ngày sẽ thay một lần.

Kèm theo đó sẽ kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng sau khi đã hội chẩn với khoa dinh dưỡng về chế độ ăn cho người tiểu đường và dùng kháng sinh phù hợp với kháng sinh đồ cho bệnh nhân.

Với trường hợp không tiến triển chúng tôi sẽ tiến hành ghép da cho bệnh nhân".

Chú ý các dấu hiệu tăng đói, khát nước,vết loét lâu lành...

Theo các bác sĩ, đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, kèm theo các rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, và protid.

Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ bị các biến chứng cấp và mạn tính.

Đái tháo đường typ 2 là một rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối xảy ra trên nền đề kháng insulin.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể phát triển rất chậm. Trong thực tế, có thể có bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong nhiều năm và thậm chí không biết nó. Do đó hãy chú ý nếu thấy tình trạng tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên.

Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Tăng đói. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.

Mọc nhọt trên lưng tưởng chuyện nhỏ, không ngờ mắc bệnh mạn tính phải chữa suốt đời - Ảnh 2.

Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Ảnh minh họa.

Giảm trọng lượng. Có thể giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói. Nếu không có khả năng sử dụng đường, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là đường trong nước tiểu.

Mệt mỏi. Nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

Mờ mắt. Nếu lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.

Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên. Bệnh đái tháo đường tuýp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng.

Vùng da tối. Một số người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 có vùng da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan - thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là rối loạn sắc tố da, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin.

Đi khám bác sĩ nếu quan tâm về bệnh đái tháo đường hoặc nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại