Đột quỵ 2 lần trong nửa năm, mỡ đóng thành tảng lớn vì uống 1 thứ như nước lọc

Mộc Miên |

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ. Trường hợp của ông Trần Kha (Trung Quốc) dưới đây là một ví dụ điển hình.

Đột quỵ 2 lần chỉ trong vòng nửa năm

Gần đây, ông Trần Kha (44 tuổi, ở Quảng Đông, Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp cứu vì đột quỵ tái phát. Gia đình ông Trần cho biết, vào tháng 8 năm ngoái, ông từng nhập viện điều trị vì bị đột quỵ nhẹ. Sau đó ông Trần đã điều trị khỏi và được xuất viện về nhà.

Đến tháng 2 năm nay, ông Trần lại phải nhập viện thêm một lần nữa vì đột quỵ. Bác sĩ Lục Minh, Phó giám đốc Bệnh viện Não Tam Cửu, Quảng Đông, Trung Quốc chia sẻ, kết quả khám cho thấy động mạch cảnh bên phải của ông Trần bị tắc hoàn toàn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ mảng bám và thông tắc động mạch.

Bác sĩ Lục Minh nói: Mảng bám được loại bỏ ra khỏi cơ thể của bệnh nhân có kích thước lớn, dài gần 3cm và có hình dạng giống như một con tôm. Mảng bám lớn gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ và khiến bệnh nhân bị đột quỵ”.

Ông Trần chia sẻ: "Trước khi nhập viện, chân trái của tôi đột ngột bị yếu và không thể đứng dậy hoặc đi lại như bình thường”.

Bác sĩ Lục Minh tiết lộ nguyên nhân khiến ông Trần bị đột quỵ 2 lần trong nửa năm là do ông mắc 3 thói xấu cùng lúc, bao gồm uống rượu, hút thuốc lá và ăn nhiều thịt đỏ, đồ dầu mỡ.

Bản thân ông Trần cũng chia sẻ: “Tôi có thói quen uống rượu, tôi thường uống rất nhiều, mọi người thường bảo tôi uống rượu bia như nước lọc. Khi nhập viện điều trị đột quỵ lần đầu, bác sĩ đã khuyến cáo tôi nên bỏ đồ uống có cồn. Tuy nhiên, sau khi xuất viện, tôi nghĩ sức khỏe mình đã ổn định nên vẫn tiếp tục sử dụng rượu bia. Mỗi ngày tôi đều ăn thịt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu và hút 2 bao thuốc lá/ngày”.

Đột quỵ 2 lần trong nửa năm, mỡ đóng thành tảng lớn vì uống 1 thứ như nước lọc- Ảnh 1.
Đột quỵ 2 lần trong nửa năm, mỡ đóng thành tảng lớn vì uống 1 thứ như nước lọc- Ảnh 2.

Ông Trần phải nhập viện cấp cứu lần thứ 2 vì đột quỵ.

Bác sĩ Lục Minh giải thích rằng việc ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên các thực phẩm giàu đạm hoặc chứa chất béo, lạm dụng rượu bia, thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa của cơ thể, khiến chất béo dư thừa tích tụ trong máu và tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, đột quỵ.

Phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là có thể gây tàn phế hoặc tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách áp dụng các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, cụ thể bao gồm:

- Ăn uống cân đối: Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ và ít chất béo bão hòa, cholesterol có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ máu cao, một yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

- Tăng cường vận động: Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp quản lý cân nặng và huyết áp, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.

- Không hút thuốc và hạn chế uống rượu bia: Hút thuốc và lạm dụng rượu bia là hai thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tim mạch.

- Kiểm soát căng thẳng: Giải tỏa căng thẳng, hạn chế thức khuya, tránh lo âu, suy nghĩ quá nhiều là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa đột quỵ.

- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp mọi người phát hiện và kiểm soát sớm các vấn đề sức khỏe, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả.

Đột quỵ 2 lần trong nửa năm, mỡ đóng thành tảng lớn vì uống 1 thứ như nước lọc- Ảnh 3.

Khám sức khỏe định kỳ giúp mọi người phát hiện và kiểm soát sớm các vấn đề sức khỏe, từ đó giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Ngoài việc chủ động phòng ngừa bệnh, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rằng khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức đầu, tê yếu liệt tay/chân, khó nói, nói ngọng, méo/lệch mặt, hãy đến bệnh viện để thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại