BS "sửng sốt" khi xem ảnh nội soi của bệnh nhân đau bụng, chỉ ra nguyên nhân bất ngờ

Ngọc Minh |

Nam bệnh nhân đột ngột sút 5kg trong 3 tháng, bệnh nhân đến bệnh viện tuyến dưới nội soi và thăm khám.

Sút cân kém theo các triệu chứng đau bụng quanh rốn, rối loạn đại tiện, đi ngoài phân nhầy máu, ông Nguyễn Văn T. (65 tuổi, Quảng Ninh) đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh. Ông T được chỉ định nội soi, sinh thiết và được chẩn đoán theo dõi ung thư đại tràng.

Nhận thông tin mắc ung thư, ông T đã rất lo lắng. Ông định lên Hà Nội để thăm khám lại.

ThS.BSNT Phạm Thị Quế - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay, kết quả nội soi đường tiêu hóa của bệnh nhân T cho thấy đại tràng có tổn thương loét chiếm gần hết chu vi, nguy cơ cao là ung thư. Bác sĩ lập tức tiến hành sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán chính xác. Sau khi phân tích mẫu, các chuyên gia tại Trung tâm Giải phẫu bệnh đã loại trừ hoàn toàn trường hợp mắc bệnh lý ác tính và đưa ra chẩn đoán tổn thương viêm hạt do lao.

Theo bác sĩ Quế, do các triệu chứng của bệnh nhân không điển hình, ekip hội chẩn đã phải phối hợp liên chuyên khoa và kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán nhằm phát hiện chính xác bệnh lý lao đường tiêu hóa, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Lao là bệnh lý nhiễm khuẩn có khả năng lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Trong đó, lao đường tiêu hóa ngày càng phổ biến ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

 Nhìn đại tràng bác sĩ

Kết quả nội soi của bệnh nhân (ảnh BSCC).

ThS.BSNT Trương Quốc Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Giải phẫu bệnh Medlatec cho hay, khi mắc lao đường tiêu hóa, người bệnh có thể gặp các triệu chứng không đặc hiệu như: sụt cân, mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài phân máu, tiêu chảy. Trên hình ảnh nội soi có thể thấy tổn thương loét nhiều vị trí 'bắt chước' bệnh Crohn, hoặc tổn thương loét đơn độc 'bắt chước' ung thư, hoặc giống với các tổn thương loét do nhiễm khuẩn khác.

"Trên thực tế, nhiều trường hợp mắc lao nhưng bị chẩn đoán và điều trị nhầm với các bệnh lý khác", bác sĩ Thanh nói.

Do dấu hiệu lao đường tiêu hóa dễ bị nhầm lẫn với ung thư và các bệnh lý khác nên các bác sĩ khuyển cáo, khi cơ thể có các triệu chứng bất thường, mọi người cần đến các cơ sở y tế uy tín, bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Bệnh lao nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị nghiêm ngặt theo phác đồ của Chương trình chống lao Quốc gia sẽ có thể chữa khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng.

Một số triệu chứng lao tiêu hóa cần lưu ý

- Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, tiếp đến là đau bụng toàn phần hoặc từng vùng và đau nhiều nhất là ở hố chậu phải. 

-  Rối loạn đại tiện: Bệnh nhân thường xuyên đối mặt với tình trạng tiêu chảy, phân có thể lẫn máu hoặc có trường hợp bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn khi bệnh nhân bị loét ruột. 

-  Người bệnh cảm thấy đầy hơi, sôi bụng nhẹ tại vùng hố chậu phải. Đường ruột bị tắc nghẽn do hẹp sưng khiến bụng đau quặn lại và sôi bụng mạnh hơn.

- Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân và suy nhược cơ thể. 

- Sốt nhẹ, đặc biệt là vào buổi chiều tối có thể là dấu hiệu của bệnh lao. 

- Vào ban đêm bệnh nhân đổ mồ hôi.  

- Thủng ổ loét gây viêm phúc mạc, chảy máu. Vỡ mạch máu tại ổ loét gây nên tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng. 

- Xuất hiện khối u giống với u đại tràng gây nguy hiểm tới tính mạng. Trường hợp bị hẹp ruột có thể gây nên tình trạng bán tắc hoặc tắc ruột. 

- Hội chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng suy kiệt và dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại