Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh: Trời lạnh dẫu trẻ lười tắm, mẹ cũng đừng bỏ qua

PV |

Vào mùa đông, trời lạnh khiến trẻ lười tắm hơn, cha mẹ cũng ngại tắm vì sợ con nhiễm lạnh. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh truyền nhiễm do sức đề kháng còn yếu. Đặc biệt, trong mùa đông khi các tác nhân gây bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, cha mẹ càng cần chú ý tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tác nhân gây bệnh cho trẻ thường gặp ở mùa đông

Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh, từng làm việc tại Khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện phụ sản Hà Nội, cho biết vào mùa đông, bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhiều hơn do đây là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ giảm sâu, mưa nhiều, độ ẩm cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus phát triển, lây lan và gây bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh: Trời lạnh dẫu trẻ lười tắm, mẹ cũng đừng bỏ qua - Ảnh 1.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh, từng làm việc tại Khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện phụ sản Hà Nội.

Theo bác sĩ Vinh, có một số loại bệnh dịch thường xảy ra vào mùa đông như sởi, rubella, thuỷ đậu, chân tay miệng, cúm, sốt xuất huyết, ho gà, viêm phổi. Đa phần các loại bệnh này lây truyền qua đường hô hấp nên rất dễ lan nhanh.

"Cuối năm cũng là dịp có nhiều lễ hội, mọi người đi lại nhiều nên nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh cũng có thể tăng cao. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nặng cũng là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng nhiều hơn", bác sĩ Vinh nói thêm.

Một lý do khác tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ là thói quen vệ sinh không đúng cách trong mùa đông. Tuy nhiên, điều này lại ít được các bậc phụ huynh chú ý.

Vệ sinh kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Mùa đông nhiệt độ giảm sâu, cơ thể sản sinh ít mồ hôi, kèm theo đó là tâm lý sợ lạnh nên trẻ thường lười tắm hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Vinh cảnh báo việc không tắm cho trẻ thường xuyên cũng có thể gây viêm nhiễm trên da hoặc khiến vi khuẩn, virus bám trên da, bàn tay, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ.

"Đặc biệt, với trẻ sơ sinh thường phải quấn tã hoặc bị quấn tã quá chặt có thể cản trở quá trình lưu thông máu gây ra tình trạng sưng tấy, mưng mủ, nguy hiểm hơn có thể gây hoại tử da", bác sĩ Vinh nói.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh: Trời lạnh dẫu trẻ lười tắm, mẹ cũng đừng bỏ qua - Ảnh 2.

Việc không tắm cho trẻ thường xuyên có thể khiến vi khuẩn, virus bám trên da và tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Việc tắm rửa thường xuyên, đúng cách cho trẻ trong mùa đông có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa hiệu quả bệnh truyền nhiễm và bệnh ngoài da cho trẻ. Thế nhưng, quy trình tắm thế nào, tắm bao lâu để có thể vừa loại bỏ các tác nhân gây bệnh, vừa đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong mùa đông lại là điều khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Tắm đúng cách, bệnh tật tránh xa

Bác sĩ Vinh khẳng định vào mùa đông, dù trời lạnh nhưng cha mẹ cũng nên tắm đầy đủ cho con để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

Về quy trình tắm đúng cách, bác sĩ Vinh cho biết khi bắt đầu tắm cho con, cha mẹ cần quấn trẻ trong một tấm khăn lớn, sau đó dùng bông gòn lau sạch mắt cho trẻ. Tiếp theo, cha mẹ cần dùng khăn mềm nhúng nước ấm, vắt ráo và lau qua toàn bộ cơ thể của trẻ, sau đó mới đặt trẻ vào chậu nước ấm với nhiệt độ khoảng 36.5- 37.5 độ C.

Bác sĩ Vinh khuyến cáo: "Thời gian tắm cho trẻ chỉ nên kéo dài trong vòng 5 phút và không tắm cho trẻ quá 10 phút vì tắm trong thời gian quá dài có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm phổi hay cảm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ".

Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh: Trời lạnh dẫu trẻ lười tắm, mẹ cũng đừng bỏ qua - Ảnh 3.

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm khoảng 36.5-37.5 độ C. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng một số sản phẩm sữa tắm diệt khuẩn dành cho trẻ em, lành tính và không gây ra tình trạng khô da để tăng hiệu quả làm sạch và loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh bám trên da của bé.

Sau khi sử dụng các loại sữa tắm diệt khuẩn, cha mẹ cần tắm lại cho bé bằng nước ấm. Khi đã tắm sạch, cha mẹ dùng một tấm khăn khô mềm lớn quấn quanh người con để ủ ấm và lau khô nước trên cơ thể, trên tóc trẻ rồi mới mặc quần áo.

Sau khi tắm xong, cha mẹ có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm có thành phần an toàn cho trẻ em để dưỡng ẩm da cho con.

Bác sĩ Vinh cũng lưu ý thêm một số điều sau:

- Khi tắm cho trẻ cha mẹ tuyệt đối không được bỏ trẻ một mình trong chậu tắm.

- Cha mẹ nên tránh tắm vào thời điểm con vừa mới ngủ dậy chưa tỉnh táo vì lúc này nhiệt độ cơ thể còn thấp.

- Khi trẻ đói bụng, cha mẹ cũng không nên tắm cho con vì có thể khiến con mệt mỏi, quấy khóc và khiến con đói hơn. Ngoài ra, khi đói, nhiệt độ cơ thể hạ thấp hơn, tắm lúc này có thể khiến trẻ dễ bị cảm lạnh hoặc bị đau dạ dày hơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh: Trời lạnh dẫu trẻ lười tắm, mẹ cũng đừng bỏ qua - Ảnh 4.

Với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" và được biết đến là nhãn hiệu sạch khuẩn bán chạy hàng đầu thế giới, Lifebuoy không ngừng lan tỏa kiến thức cũng như thói quen vệ sinh tốt, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng chống dịch bệnh.

Đặc biệt, đối với những ngày thời tiết trở lạnh, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc, trẻ nhỏ rất dễ bị ốm, cảm lạnh và mắc các bệnh hô hấp. Lựa chọn Lifebuoy với dòng sản phẩm nước rửa tay và sữa tắm công thức VITAMIN+ chính là giải pháp nâng cao hàng rào bảo vệ khỏi 99,9% vi khuẩn, kể cả vi khuẩn biến đổi, đem lại an toàn cho mình và người thân trong gia đình.

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm: https://www.lifebuoy.vn/products/sua-tam/sua-tam-lifebuoy-cong-thuc-vitamin-sua-duong-am-tui.html

Sản phẩm được phân phối bởi Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam

Địa chỉ: Lô A2, 3 KCN Tây Bắc Củ Chi Xã Tân An Hội, Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại