6 mối nguy hiểm đáng sợ về việc nhịn đi tiểu: Tưởng đơn giản nhưng hậu quả quá nặng nề

Vân Hồng |

Rất nhiều người trong chúng ta vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc nhịn tiểu, lâu dần tạo thành thói quen và thậm chí lười đi tiểu kịp thời. Điều này để lại hậu quả rất xấu.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có không ít người sẽ nhịn đi tiểu vì nhiều lý do khác nhau và không quan tâm đến hậu quả đáng sợ của nó, bởi chúng ta nghĩ rằng nhịn một chút cũng không có vấn đề gì.

Có thể bạn không muốn thức dậy vào buổi sáng ngay khi đang còn nằm trên giường mà buồn tiểu, rồi những lúc đi ra ngoài mà có thể không có nhà vệ sinh công cộng nào gần đó, hoặc có thể bạn đơn giản là quá lười đứng dậy nên đã nhịn tiểu, và bạn sẽ quen dần với thói quen tệ hại này.

Vì vậy, điều này có thực sự quan trọng? Trong thực tế, điều này ẩn chứa những tác hại rất lớn. Hãy cùng xem để thay đổi ngay càng sớm càng tốt.

Những mối nguy hiểm của việc nhịn tiểu:

1. Dễ gây ra bệnh bí tiểu

Nếu bạn giữ thói quen nhịn tiểu trong một thời gian dài, sẽ làm tăng gánh nặng cho bàng quang. Lâu dần sẽ làm cho bàng quang không thể co giãn như chức năng vốn có của nó, dẫn đến căng tức.

Vì vậy, nó có thể gây ra sự rối loạn cảm giác, khi bạn muốn đi tiểu sẽ gặp khó khăn, nhưng khi bạn không muốn đi tiểu, bạn lại tiểu, giống như sự phản nghịch, không tự chủ trong việc tiểu tiện.

2. Làm cho lớp màng bảo vệ của bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn

Nước tiểu bình thường thực sự không có vi khuẩn, nhưng nếu bạn giữ nước tiểu lại trong bàng quang một thời gian dài, bàng quang của bạn sẽ giãn to ra. Lúc này, các mạch máu của bàng quang sẽ bị nén, dẫn đến thiếu máu cục bộ.

Bằng cách này, vi khuẩn bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập, có thể gây viêm bàng quang hay các bệnh khác nhau như viêm niệu đạo…

6 mối nguy hiểm đáng sợ về việc nhịn đi tiểu: Tưởng đơn giản nhưng hậu quả quá nặng nề - Ảnh 1.

3. Làm cho chức năng thận suy giảm

Nếu bạn nhịn đi tiểu, bàng quang sẽ có áp lực cao trong một thời gian dài. Do đó, lỗ niệu quản có thể dễ dàng giãn nở, khiến nước tiểu chảy ngược lại. Nó rất dễ hình thành triệu chứng thận tích nước, từ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.

4. Dễ gây bệnh tim

Khi chúng ta nhịn đi tiểu, các dây thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích, điều này sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim của chúng ta sẽ nhanh hơn và tiêu thụ oxy của cơ tim cũng sẽ tăng.

Sau một thời gian dài, nó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, và thậm chí là cái chết đột ngột, một hậu quả nghiêm trọng nhất của việc nhịn tiểu.

5. Dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu

So với đàn ông, phụ nữ có nhiều khả năng xảy ra việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu nếu nhịn tiểu. Điều này là do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn và rộng hơn và có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn.

Các hoạt động tiểu tiện hàng ngày của chúng ta sẽ đồng thời làm nhiệm vụ rửa niệu đạo, giúp giảm nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng nếu bạn nhịn tiểu trong một thời gian dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

6 mối nguy hiểm đáng sợ về việc nhịn đi tiểu: Tưởng đơn giản nhưng hậu quả quá nặng nề - Ảnh 2.

6. Có thể gây ra tiểu không tự chủ

Nếu bạn nhịn tiểu trong một thời gian dài, bàng quang sẽ trương căng lên trong một thời gian dài tương ứng, điều này sẽ khiến bàng quang co bóp và giãn nở yếu đi.

Nếu bàng quang không co bóp, nó sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ, khiến nước tiểu tràn ra từ niệu đạo không kiểm soát, đó là điều chúng ta thường nói rằng không thể kìm được nước tiểu.

Việc nhịn tiểu hàng ngày là thói quen phổ biến của nhiều người với những lý do khác nhau. Bạn nghe qua sẽ thấy có vẻ không liên quan, nhưng nếu vô tình nhịn tiểu và thói quen này cứ diễn ra liên tiếp, nó sẽ gây ra nhiều vấn đề khác nhau.

Vì vậy, hãy bỏ ngay sự lười biếng, bạn nên đi nhanh nếu bạn cảm thấy buồn tiểu, phải tống nước tiểu ra khỏi cơ thể. Đừng bao giờ để bàng quang của bạn chịu đựng những áp lực này trong một thời gian dài. Nếu không, bạn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng sợ trong tương lai.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại