Tướng Đồng Sỹ Nguyên: Lòng dân với Đại tướng là quân hàm cao nhất

Tuấn Nam |

(Soha.vn) - “Đại tướng ra đi vẫn tiếp tục lo công việc của Đảng, của dân, của nước. Sự lo lắng đó là làm sao để hợp với lòng dân. Tôi có cảm xúc rằng Đại tướng vẫn làm việc..."

LTS: Sau sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không ít ý kiến cho rằng nên có Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tượng đài Võ Nguyên Giáp và mong muốn căn nhà số 30 Hoàng Diệu – nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với Đại tướng sẽ được chuyển thành khu lưu niệm về Đại tướng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên – Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về vấn đề này.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Ảnh: Tuấn Nam)
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Ảnh: Tuấn Nam)

PV: Thưa Trung tướng, trong niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có nhiều ý kiến cho rằng nên có bảo tàng Võ Nguyên Giáp, tượng đài Võ Nguyên Giáp và căn nhà 30 Hoàng Diệu nên được chuyển thành khu lưu niệm Đại tướng. Ông đánh giá như thế nào về các ý kiến này?

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Tôi có được nghe Hội Cựu chiến binh đã đề nghị xây dựng Bảo tàng Võ Nguyên Giáp và tượng đài Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi thấy đó là những kiến nghị đúng, rất cần thiết. Còn về nhà ở của Đại tướng và gia đình, nên như thế nào thì do ý kiến của gia đình. Theo quan điểm của tôi, đó là nhà ở của Đại tướng và gia đình, là nơi có nhiều kỷ niệm sâu sắc.

PV: Sự ra đi của Đại tướng cũng là một chiến công của ông ở tuổi 103 bởi sự ra đi của Đại tướng đã mang lại niềm tin cho những người đang sống. Trung tướng có thể nói gì về chiến công đặc biệt này?

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp đã từ biệt chúng ta. Tôi thấy trong quá trình công tác, Đại tướng đã lập nhiều chiến công hiển hách cho dân tộc, cho đất nước nhưng đến khi ra đi vẫn tiếp tục lập công lớn. Đó là thức tỉnh lòng tin, sự tự giác, tự nguyện của nhân dân vào lãnh đạo. Đó là thức tỉnh sự đoàn kết, đại đoàn kết của nhân dân. Đó là thức tỉnh trật tự kỷ cương để thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Sau Bác Hồ, chỉ có đám tang của Đại tướng là vĩ đại nhất, chưa từng có trên đất nước chúng ta. Sự vĩ đại đó có lẽ tất cả lãnh đạo chúng ta cũng không ai ngờ hết lòng tin, tự nguyện tự giác của nhân dân trong cả nước từ miền núi đến đô thị đều xuống đường, đến trụ sở chính quyền từ Trung ương tới địa phương để viếng, để đưa tang Đại tướng. Đó là đám tang của toàn dân tộc, của toàn dân. Sau 2 ngày Quốc tang, toàn dân còn tiếp tục viếng Đại tướng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Trần Hồng)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Trần Hồng)

PV: Sự ra đi của Đại tướng là một tổn thất lớn của dân tộc. Đất nước ta, dân tộc ta đến khi nào lại có thể có được một con người vĩ đại như thế, thưa Trung tướng?

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Việc bao giờ có một người vĩ đại như Đại tướng nữa thì phải hỏi nhân dân. Nếu bất kỳ ai có được lòng tin của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đều có thể vĩ đại như vậy.

PV: Có ý kiến cho rằng Nhà nước nên truy phong hàm “Đại Nguyên soái” cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông thấy ý kiến này như thế nào?

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Lòng tin của nhân dân đối với Đại tướng trong những ngày quốc tang và sau này đã cho thấy đó là tầm vóc của một vị Đại Nguyên soái. Lòng tin của nhân dân đối với một vị Đại tướng nhân dân thì không cần phải truy phong nữa mà đó đã thực sự là một vị Đại nguyên soái rồi. Lòng dân đối với Đại tướng là "quân hàm” cao nhất.

PV: Là một trong số ít người có mặt trực tiếp tại Vũng Chùa, chứng kiến lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng có thể chia sẻ đôi điều về cảm xúc của ông trong khoảnh khắc đặc biệt đó?

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Lúc đó có thể nói đó là một cảm xúc vừa đau buồn nhưng cũng vừa phấn chấn vì như tôi đã nói, Đại tướng ra đi vẫn tiếp tục lo công việc của Đảng, của dân, của nước. Sự lo lắng đó là làm sao để lấy được lòng dân. Tôi có cảm xúc rằng Đại tướng vẫn làm việc, vẫn dựa vào dân, vẫn tin vào nhân dân.

Xin trân trọng cảm ơn Trung tướng đã chia sẻ!

-------
VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Lời tòa soạn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về nơi an nghỉ nghìn thu tại Vũng Chùa - Đảo Yến, quê hương Quảng Bình, nhưng lòng dân thì mãi luôn hướng về ông. Bạn đọc có thể bấm vào các nội dung dưới đây cho phù hợp với nhu cầu thông tin của mình:

1) Nơi AN NGHỈ của Đại tướng tại Quảng BìnhVì sao Đại tướng chọn Vũng ChùaHình ảnh Vũng Chùa; Chỉ dẫn đường vào Vũng ChùaNhà ngoại cảm ngưỡng mộ nơi yên nghỉ của Đại tướng

2) Các video: Lễ Truy điệu, Đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay, Lễ An táng Đại tướng 

3) Chính trị gia, chuyên gia trên thế giới nghiêng mình trước Đại tướng

4) Những BÀI BÁO ĐẶC BIỆT chỉ có ở Soha.vn

5) Đặt tên đường mang tên Võ Nguyên Giáp như thế nào?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại