Từ cáo buộc nhận hối lộ: BQL các dự án Đường sắt có quyền hạn gì?

Thanh Thảo |

(Soha.vn) - Ban Quản lý các dự án Đường sắt (Railway Projects Management Unit - RPMU) là đơn vị sự nghiệp công thuộc Đường sắt Việt Nam.

>Đang kiểm tra “cáo buộc” quan chức VN nhận hối lộ 16,5 tỷ đồng
>Vụ "hối lộ 16,5 tỷ": Dừng công tác Giám đốc BQL Dự án đường sắt
>Nghi án “nhận hối lộ 16 tỷ”: Chuyển công tác cũng phải giải trình
>Nghi án "nhận hối lộ 16,5 tỷ": Bộ Công an cần khởi tố vụ án
> Tiết lộ tuyến đường sắt liên quan đến nghi án "lại quả" 16 tỷ

Đường sắt Việt Nam là loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, con dấu, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác; có trách nhiệm thừa kế các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty ĐSVN theo quy định của pháp luật.

Ban Quản lý các dự án Đường sắt (Railway Projects Management Unit - RPMU) là đơn vị sự nghiệp công thuộc Đường sắt Việt Nam. Đơn vị này có chức năng chính trong việc:

- Đại diện chủ đầu tư thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư cho Đường sắt Việt Nam, chủ yếu là các dự án ODA.

- Thực hiện vai trò và chức năng làm đối tác trực tiếp với các nhà tài trợ nước ngoài trong quan hệ giao dịch có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng đường sắt.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết và tiến độ thực hiện các dự án thành phần; tổ chức quản lý điều hành, sử dụng hiệu quả nguồn lực của dự án và xử lý các phát sinh khi thực hiện các dự án.

- Đảm bảo tập hợp và thực hiện đầy đủ các nội dung, quy trình liên quan đến công tác vận hành, điều độ chạy tàu, quản lý khai thác, sử dụng sau khi giai đoạn xây dựng hoàn thiện.

- Liên kết hoặc liên doanh với các tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, thuê các chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên ngành về quản lý điều hành dự án, tổ chức vận hành khai thác sử dụng các tuyến đường sắt.

- Đảm bảo thực hiện chế độ thông tin lưu trữ, bảo mật và báo cáo theo quy định của Nhà nước.

Phối cảnh ga đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông

Phối cảnh ga đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông

Hai dự án đường sắt lớn trong thời gian gần đây được dư luận và cộng đồng nhân dân đặc biệt quan tâm là Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai và dự án đường sắt trên cao Cát Linh– Hà Đông.

Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai thuộc Hành lang giao thông Côn Minh - Hải Phòng được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2742/QĐ-BGTVT ngày 10-9-2007. Theo đó, tuyến đường sắt của dự án trải dài trên 285 km, bắt đầu từ Ga Yên Viên (Km 10+500) đến cầu Hồ Kiều (Km 296+050) là biên giới với Trung Quốc tại Lào Cai (dự án gồm cả 10km tuyến vận chuyển quặng apatít từ ga Phố Lu đến ga Xuân Giao). Tổng mức đầu tư dự án gần 160 triệu USD. Dự án được chia thành 3 gói thầu xây lắp và 1 gói thầu cung cấp ray, ghi.

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội. Với chiều dài 14,5 km, 12 nhà ga, tuyến đường sắt đô thị trên cao 2 làn song song chạy qua một trong những cửa ngõ đông đúc nhất của Thủ đô vẫn đang trong giai đoạn thi công chính. Tổng thầu cho biết đã hoàn thành 279/434 trụ cầu khu gian và 70/112 trụ của nhà ga. Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ có trục đôi khổ đường 1,435m, cho phép tàu chạy trên cao với tốc độ thiết kế 80km/h.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại