Phan Thị Bích Hằng: Mẹ đột quỵ, con xấu hổ không muốn đến trường

Nhóm Phóng viên |

(Soha.vn) - "Tôi đau đớn vì việc chúng tôi làm được nhưng không phải lúc nào cũng nói ra" - Phan Thị Bích Hằng nói trong nước mắt.

>> Loạt bài đặc biệt LẬT MẶT các nhà ngoại cảm RỞM

Tôi rất xúc động khi có mặt trong buổi Hội thảo hôm nay và được nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

Được sự quan tâm của mọi người, tôi đã kết hợp với một số cựu chiến binh - đồng đội của những người ngã xuống để đi tìm mộ liệt sỹ. Trong số đó có cả cố Giáo sư - thiếu tướng Ngô Huy Thiện. Ngày hôm nay, cố Giáo sư và rất nhiều những người đã đồng hành cùng tôi không còn nữa. Đó là nỗi đau vô cùng lớn và là thiệt thòi lớn vì từ những ngày tôi chập chững đầu tiên, những người đó luôn đồng hành cùng tôi. Cả những lúc sóng gió và hạnh phúc, những người lính đó đã luôn bên tôi và tiếp cho tôi sức mạnh.

Trung tướng Phùng Chí Kiên, tôi chỉ biết tên người qua sách vở, tôi cũng không biết người đã hi sinh thế nào và được chôn ở đâu.

	Phan Thị Bích Hằng bật khóc khi nhắc tên Trung tướng Phùng Chí Kiên.

Phan Thị Bích Hằng bật khóc khi nhắc tên Trung tướng Phùng Chí Kiên.

 Tháng 3/2008, tôi được đặt vấn đề là đi tìm thủ cấp của Trung tướng. Trước đây tôi thường đi tìm hài cốt nguyên vẹn. Bây giờ, là tìm hài cốt của tướng Kiên với một phần thi thể không nguyên vẹn là thủ cấp. Tôi rất xúc động trước câu chuyện của những người đồng đội của Trung tướng. Tôi biết đó là điều vô cùng gian khó nhưng tôi đã chấp nhận dù không ai biết thủ cấp liệt sĩ ở đâu, tôi cũng không có tư liệu nào trong tay và cũng không gặp người thân nào của liệt sĩ. Những dữ liệu quan trọng đó, tôi không có. Nhưng với trái tim, sự đau đớn của một gia đình cũng có nhiều người thân là liệt sĩ, tôi coi đó là sứ mạng cao cả và tôi làm với tất cả tâm huyết và khả năng của tôi với sự cố gắng cao nhất.

Tháng 5/2008, tôi cùng đoàn lên Bắc Kạn vì đã xác định được phần còn lại của hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên sau nhiều đối chứng cùng thực tế tìm hiểu. Đứng ở đây nói nhưng tôi vẫn cảm giác cây bưởi có phần thủ cấp của liệt sĩ ở đâu đây. Sau khi tìm thấy phần thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, vì có việc gia đình gấp, tôi đã bàn giao lại và trở về.

Chiều đó, tôi được báo là thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã được đưa về nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Tôi đã mang hoa trắng ra thắp hương và chờ đợi ngày được thắp nén nhang trên phần thi thể nguyên vẹn của người. Sau đó, tôi đã rất buồn khi có tờ báo viết về việc tìm mộ tướng Phùng Chí Kiên của tôi với những thông tin về mẫu vật tìm thấy. Nhưng lúc đó tôi không có số điện thoại để liên hệ với gia đình.

5 năm trôi qua. Khi tôi đi tìm mộ tướng Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn sống. Khi tôi về, Đại tướng còn bắt tay hoan nghênh. Hôm nay, Đại tướng không còn, tôi không còn được bắt tay người và người cũng không còn nghe những báo cáo của tôi về việc tìm mộ liệt sĩ. Tôi rất đau buồn, đó là nỗi đau chung của dân tộc khi mất đi Đại tướng. Người đã dạy tôi có chữ nhẫn để yêu thương, có chữ nhẫn để vẹn toàn…

Mỗi lần sóng gió nổi lên tôi đã mang bài thơ chữ “Nhẫn” đó trước mặt mình và làm kim chỉ nam cho hành động. Bài thơ chữ “Nhẫn” đó giờ lại vang lên trong trái tim tôi.

 

Tôi cũng là người phụ nữ bình thường, sống với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có những thiên chức của người phụ nữ… Tôi mong muốn được hưởng cuộc sống như những người bình thường, có những ngày chủ nhật với gia đình….nhưng những ngày đó, tôi lại phải khoác ba lô lên đường để tìm mộ liệt sĩ.

Tôi còn nhớ, khi VTV phát sóng chương trình “Mãi mãi tuổi hai mươi”, con tôi đã ôm bà và khóc: “Bà ơi con không thích mẹ là liệt sĩ đâu”.

Mẹ tôi cũng bảo tôi chọn: “Một là liệt sĩ, hai là mẹ”. Tôi đã vô cùng đau đớn.

Những ngày gần đây, áp lực quá mẹ tôi đột quỵ, con tôi không muốn tới trường vì nó nói xấu hổ. Tôi đau đớn vì việc chúng tôi làm được đâu phải lúc nào cũng nói. Tôi không muốn nói nhiều.

Những việc tôi làm, tôi không báo cáo. Có hàng vạn người dân đã được tôi giúp đỡ, có nhiều nhà khoa học đã đồng hành cùng tôi, tất cả lời nói, tổng kết của các nhà khoa học đã đủ và hơn bao giờ hết đó là những gì tôi đã làm lâu nay.

Trong sự đau khổ của tôi có nhiều nỗi buồn, nỗi đau khổ của cả những nhà ngoại cảm chân chính như tôi và cả những linh hồn những người đã mãi mãi nằm xuống, họ cũng buồn vì họ đã cùng tôi đưa nhiều người đồng đội về, rồi cả người thân trong gia đình họ.

Tôi xin cảm ơn sự quan tâm của tất cả mọi người, dù quan tâm thiện chí hay ác ý thì đó đều là sự quan tâm. Cầu mong rằng linh hồn của các anh hùng liệt sĩ dù đã được tìm về hay có những người mãi mãi nằm dưới rừng sâu có những người đã hóa vào đất mẹ, những người mà mãi mãi tuổi hai mươi của họ đã hi sinh vì tổ quốc sẽ được siêu thoát.

Những thông tin đặc biệt về Phan Thị Bích Hằng và các nhà ngoại cảm

* ThS thôi miên Nguyễn Mạnh Quân vạch mặt những "con quỷ ngoại cảm"
* Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: “Không nên tin vào nhà ngoại cảm"
* Tiến sĩ "tia đất" Vũ Văn Bằng: "Ngoại cảm tìm mộ chỉ là trò bịp"

* Ông Nguyễn Phúc Giác Hải: ‘Nói Phan Thị Bích Hằng lừa bịp là một sự xúc phạm’
* Luật sư Trần Đình Triển “phản pháo” VTV vụ "vạch mặt" ngoại cảm
* Nhà giáo Quan Lệ Lan: Phủ nhận Phan Thị Bích Hằng là bất công
* Nhà báo Phạm Ngọc Dương: Phan Thị Bích Hằng có lúc đúng, lúc sai
* TS Vũ Thế Khanh: "Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm"

* Phan Thị Bích Hằng tìm được mộ em gái nguyên Phó thủ tướng
* Hành trình tìm mộ nhà văn Nam Cao của bà Phan Thị Bích Hằng
* Bà Phan Thị Bích Hằng từ chối tìm nạn nhân đi thẩm mỹ bị vứt xác
* Thực hư việc nhà ngoại cảm Bích Hằng "hóa giải dớp tử thần" ở cầu Bãi Cháy

--> Toàn bộ thông tin về NHÀ NGOẠI CẢM

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại