Những món ăn người Việt thường tránh xa trong ngày Tết

Bảo Bình |

Mỗi vùng miền lại có tục kiêng khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều xuất phát từ ước vọng một cuộc sống sung túc, may mắn trong năm mới.

Về thức ăn

Mực, thịt chó, cá mè là những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết mà văn hóa cả 3 miền đều tránh vì những món ăn này được cho là không đem lại may mắn.

Ngoài ra, theo lý giải trên báo Gia đình và Xã hội, với con người thì chó là vật nuôi không chỉ trung thành mà còn rất tinh khôn. Vì vậy, nhiều dân tộc vùng cao không ăn thịt chó.

Khi còn sống, Hòa thượng Thích Thanh Tú đã hé mở về quan niệm này rằng, đạo Phật không sát sinh và luôn trưởng dưỡng lòng từ bi.

Có thể những người bán thịt chó phạm tội sát sinh nên đầu tháng họ đi chùa cầu xin trời Phật tha tội. Đi chùa thì phải nghỉ bán hàng vì thế họ đã nghĩ ra đầu năm, đầu tháng kiêng ăn thịt chó.

Thịt chó là món ăn mà hầu hết người dân cả 3 miền đều tránh trong những ngày đầu năm mới.

Thịt chó là món ăn mà hầu hết người dân cả 3 miền đều tránh trong những ngày đầu năm mới.

Nhưng nghỉ mấy ngày đầu năm, đầu tháng thiệt hại tiền bạc. Để bù lại, họ tung tin cuối tháng ăn thịt chó sẽ giải được đen. Từ đó, người nọ truyền tai người kia và cuối cùng trở thành quan niệm thường trực.

Đây cũng là một cách lý giải, trong khi chưa có lý giải nào thuyết phục hơn, lý do này khiến không ít người tin, làm theo và thịt chó thành món kiêng kị những ngày đầu năm, đầu tháng.

Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó, cá mè... trong ngày Tết và cả tháng đầu năm vì họ quan niệm ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ rất đen, kém may mắn.

Người dân miền Trung thường không ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng và đặc biệt là đầu năm mới.

Người dân miền Trung thường không ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng và đặc biệt là đầu năm mới.

Người dân miền Nam lại ít ăn tôm ngày Tết vì sợ đi …giật lùi như tôm, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

Trong 3 ngày tết của người Mông, đặc biệt là người Mông ở Mộc Châu , Sơn La – xứ rau vùng Tây Bắc - có tục lệ kiêng không ăn rau.

Theo giải thích, trong cả năm trời, người Mông rất vất vả nên Tết không ải phải làm gì, chỉ ăn chơi, tận hưởng thành quả làm ra cả năm trời.

Trong mâm cỗ của mình, người Mông chỉ bày các món được làm từ thịt lợn, tuyệt đối không có rau xanh.

Ở Đại Từ, Thái Nguyên có tục kiêng cho người dưới ăn đầu gà, nhất là trong ngày Tết.

Thay vào đó, người nào có vị trí quan trọng nhất, khách quan trọng nhất sẽ được gia chủ gắp cho cái đầu gà để thể hiện sự yêu mến, kính trọng.

Về trái cây

Mâm ngũ quả với ý nghĩa cầu sung túc, đủ đầy cho năm mới được cả ba miền ưa chuộng và hiện diện trong hầu hết các gian thờ của gia đình Việt.

Theo tờ Infonet, mỗi vùng lại có cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau. Hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả của người miền Bắc, kể cả quả ớt, miễn cốt sao đầy đặn và đẹp mắt.

Dưa hấu đỏ là món không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt ngày Tết. Tuy nhiên, hiếm thấy nhà nào bổ dưa vào mùng 1 Tết. Vì người xưa quan niệm nếu dưa không đỏ, gia đình sẽ không gặp may trong suốt cả năm.

Nhiều người kiêng bổ dưa vào ngày mùng 1 Tết

Miền Trung và miền Nam lại coi trọng nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, nên cũng tránh những loại quả có tên "xui xẻo".

Ví dụ: miền Trung không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như “thù đủ”.

Người miền Nam lại tránh: cam (cam chịu), lê (lê lết), sapôchê (chê bai), chuối (chúi nhũi)... mà chọn những loại có tên gọi hay như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (có ý nghĩa là cầu vừa đủ xài!) và quả sung (sung túc).

Người miền Nam cũng chỉ bày quýt mà không bày cam lên mâm trái cây vì quan niệm quýt làm cam chịu.

Mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối. Nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ "chúi", thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.

Tổng hợp

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại