Cận cảnh hơn 50 cây cổ thụ được lãnh đạo huyện “cứu sống”

Ngọc Tú |

Hơn 50 cây xà cừ cổ thụ đã được lãnh đạo huyện Đức Thọ kiên quyết “cứu sống” khi những cây này sắp bị "trảm" bởi dự án làm đường.

Hàng cây xà cừ cổ thụ với hơn 50 cây nằm trên Quốc lộ 8A, thuộc địa phận các xã Bùi Xá - Đức Long (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Hàng cây xà cừ cổ thụ với hơn 50 cây nằm trên Quốc lộ 8A, thuộc địa phận các xã Bùi Xá - Đức Long (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Đây là hàng cây được trồng từ những năm 1960 hưởng ứng theo lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng cây có giá trị lịch sử, văn hóa từ xưa đến tận bây giờ.

Đây là hàng cây được trồng từ những năm 1960 hưởng ứng theo lời kêu gọi Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hàng cây có giá trị lịch sử, văn hóa từ xưa đến tận bây giờ.

Năm 2012, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 8A bắt đầu được khởi công. Theo thiết kế ban đầu, hơn 50 cây xà cừ cổ thụ này nằm trong diện phải chặt bỏ để lấy mặt bằng thi công đường.

Năm 2012, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 8A bắt đầu được khởi công. Theo thiết kế ban đầu, hơn 50 cây xà cừ cổ thụ này nằm trong diện phải chặt bỏ để lấy mặt bằng thi công đường.

Thông tin chặt bỏ hàng cây xà cừ cổ này lan truyền khiến đông đảo người dân bắt đầu phản ứng. Rất đông người dân đã làm đơn và trực tiếp gọi điện thoại cho lãnh đạo huyện đề nghị giữ hàng cây lại.

Thông tin chặt bỏ hàng cây xà cừ cổ này lan truyền khiến đông đảo người dân bắt đầu phản ứng. Rất đông người dân đã làm đơn và trực tiếp gọi điện thoại cho lãnh đạo huyện đề nghị giữ hàng cây lại.

Cũng lúc này, rất nhiều thương lái buôn gỗ biết tin đã tìm đến đề xuất muốn đấu thầu với giá hàng tỷ đồng để mua lại toàn bộ số cây xà cừ chặt bỏ theo dự án trên.

Cũng lúc này, rất nhiều thương lái buôn gỗ biết tin đã tìm đến đề xuất muốn đấu thầu với giá hàng tỷ đồng để mua lại toàn bộ số cây xà cừ chặt bỏ theo dự án trên.

Tuy nhiên, trước những mong muốn giữ cây bằng được của người dân, lãnh đạo huyện Đức Thọ đã phải tổ chức các cuộc họp bàn và cuối cùng đi đến quyết định giữ lại, không chặt bỏ hàng cây cổ thụ trên.

Tuy nhiên, trước những mong muốn giữ cây bằng được của người dân, lãnh đạo huyện Đức Thọ đã phải tổ chức các cuộc họp bàn và cuối cùng đi đến quyết định giữ lại, không chặt bỏ hàng cây cổ thụ trên.

“Bắt đầu dự án, số hàng cây này bị chặt bỏ. Người dân biết nên đề nghị giữ lại. Các thương lái thì đề xuất mua. Lãnh đạo huyện chúng tôi đau đầu lắm. Cuối cùng cũng quyết định giữ lại được hàng cây”, Bí thư huyện Đức Thọ chia sẻ.

“Khi bắt đầu dự án, số hàng cây này dự kiến sẽ bị chặt bỏ. Lãnh đạo huyện chúng tôi đau đầu lắm. Cuối cùng thì chúng tôi cũng quyết định giữ lại được hàng cây này”, Bí thư huyện Đức Thọ chia sẻ.

Sau khi đã thống nhất, huyện Đức Thọ chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư sẽ bỏ tiền thuê đơn vị chăm sóc cây di dời 2/3 (khoảng 20 cây) số cây nằm trên khu vực giải tỏa sang vị trí mới.

Sau khi đã thống nhất, huyện Đức Thọ chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư sẽ bỏ tiền thuê đơn vị chăm sóc cây di dời 2/3 (khoảng 20 cây) số cây nằm trên khu vực giải tỏa sang vị trí mới.

Số cây được di chuyển trồng sang vị trí mới. Được biết, chi phí di dời mỗi cây để chăm sóc và trồng lại mất tới 20 triệu đồng/1 cây cùng nhiều công sức.

Số cây được di chuyển trồng sang vị trí mới. Được biết, chi phí di dời mỗi cây để chăm sóc và trồng lại mất tới 20 triệu đồng/1 cây cùng nhiều công sức.

Để không bị ảnh hưởng tới những cây khác, huyện Đức Thọ và chủ đầu tư cũng đã họp bàn và “nắn” đường cho phù hợp với tình hình thực tế.

Để không bị ảnh hưởng tới những cây khác, huyện Đức Thọ và chủ đầu tư cũng đã họp bàn và “nắn” đường cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện tại, sau nhiều năm, số cây được di dời trồng lại chỗ mới đều đã sống và xanh tươi tốt. Con đường tuy đã được “nắn” trong quá trình thi công nhưng vẫn đảm bảo tiến độ, thẩm mỹ.

Rất nhiều cây xà cừ cổ thụ có đường kính thân rất lớn, phải 2 người ôm mới xuể.

Nhiều cây xà cừ cổ thụ nằm ngay trước cổng các gia đình và luôn được người dân ưu ái chăm sóc để phát triển tươi tốt.

Nhiều cây xà cừ cổ thụ nằm ngay trước cổng các gia đình và luôn được người dân "ưu ái" chăm sóc để phát triển tươi tốt.

Ông Võ Công Hàm - Bí thư huyện ủy Đức Thọ chia sẻ: “Đây toàn bộ là những cây cổ thụ có giá trị lịch sử văn hóa cao. Hiện trên thân cây vẫn còn nhiều mảnh đại bom của các cuộc chiến tranh.

Ông Võ Công Hàm - Bí thư huyện ủy Đức Thọ chia sẻ: “Đây toàn bộ là những cây cổ thụ có giá trị lịch sử văn hóa cao. Hiện trên thân cây vẫn còn nhiều mảnh đại bom của các cuộc chiến tranh".

Ông cho biết thêm: Hện các cây xà cừ di dời đã sống trở lại. Hàng cây này là biểu tượng cho người dân Đức Thọ chúng tôi. Vậy nên quyết định giữ lại rất hợp lý”.

Ông cho biết thêm: "Hiện các cây xà cừ di dời đã sống trở lại. Hàng cây này là biểu tượng cho người dân Đức Thọ chúng tôi. Vậy nên quyết định giữ lại rất hợp lý”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại