Vốn Trung Quốc chiếm 95% ở 9 dự án điện rác tại Việt Nam, chỉ 1 dự án thành công

Đình Thức |

Việt Nam hiện có 9 nhà máy điện rác đều có công nghệ, vốn của Trung Quốc nhưng chỉ có duy nhất 1 dự án ở Cần Thơ là thành công.

Ngày 29/5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp đã tổ chức buổi toạ đàm với chủ đều "Ô nhiễm rác thải và các giải pháp phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Tài nguyên môi trường, Cục Bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trong cả nước.

Bộ Tài nguyên môi trường cho biết mỗi năm Việt Nam thải ra 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt trong đó, 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, 70% chôn lấp trực tiếp. Tuy nhiên, do tỷ lệ chôn lấp cao gây nhiều vấn đề xã hội bức xúc cũng như tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Các nhà khoa học tại hội thảo nhận định, công nghệ đốt rác phát điện sẽ làm giải pháp tối ưu trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi công nghệ này như Nhật Bản, các nước EU, Mỹ…

Tại Việt Nam, đã có 1 số tỉnh thành đầu tư công nghệ điện rác với 9 dự án từ Nam ra Bắc.

Tiến sĩ Mai Huy Tân, Chủ tịch - Giám Công ty TNHH Nhịp cầu Việt Đức, cho biết Việt Nam có 9 dự án có công nghệ Trung Quốc đang xử lý rác thải với hình thức liên doanh và Trung Quốc chiếm 95% vốn, trong khi đó Việt Nam chỉ có 5% vốn. Nhưng chỉ có duy nhất một dự án ở Cần Thơ phát điện vào năm 2018 là dự án thành công hiếm hoi duy nhất ở Việt Nam. Dự án điện rác của công ty Everbright (Trung Quốc) tại Cần Thơ thành công, đã chạy được 18 tháng.

Tại hội thảo, các đại biểu nhận định công nghệ điện rác hiện vẫn chưa được triển khai rộng tại Việt Nam do gặp trở ngại từ nguồn vốn xây dựng ban đầu lớn, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt, kinh phí xử lý rác theo công nghệ điện rác hiện cao hơn nhiều so với việc chôn lấp truyền thống cũng là trở ngại lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại