Vì sao Mỹ không có ý định phát động chiến tranh trên bộ nhằm vào Trung Quốc?

QS |

Trong chiến lược mặt trận Thái Bình Dương, Lục quân Mỹ thể hiện lập trường rằng họ hiện không cân nhắc tới một cuộc chiến tranh trên bộ nhằm chống lại Trung Quốc.

Theo nhà phân tích Kris Osborn trên tạp chí National Interest, quyết định này được dựa trên một số lý do quan trọng.

Lý do đầu tiên, và có lẽ hiển nhiên nhất, đó là khó khăn trong quá trình triển khai quân. Ví dụ, các xe tăng Abrams cần được vận chuyển, bố trí và tiến hành quá trình chuẩn bị. Các phương tiện tác chiến bộ binh cỡ lớn hơn, các hệ thống pháo và nhiều loại vũ khí khác cũng cần trải qua quy trình tương tự. Vậy đâu sẽ là địa điểm tập kết thích hợp?

Chính vì lý do này mà Lục quân Mỹ đặt mục tiêu vào triển vọng phối hợp tấn công, với lực lượng được tập trung và triển khai từ Nhật Bản, Australia, Philippines…

Thứ hai, Trung Quốc hiện có lực lượng cơ giới quy mô lớn cùng với 1 triệu lính lục quân, điều đó rõ ràng tạo ra mối đe dọa hoàn toàn khác biệt với phần còn lại của thế giới.

Vấn đề thứ ba là địa hình đồi núi, trúc trắc của Trung Quốc, khiến các lực lượng cơ giới có quy mô lớn hơn của họ khó lòng đạt được bước tiến.

Xây dựng viễn cảnh tấn công thành công cụ răn đe

Theo ông Osborn, mặc dù Lầu Năm Góc hiện không có kế hoạch tấn công Trung Quốc nhưng triển vọng thành công của kế hoạch này có thể đóng vai trò như một công cụ răn đe chiến lược để ngăn chặn chiến tranh.

"Nếu Lầu Năm Góc lên kế hoạch xây dựng một lực lượng Lục quân hiện đại với khả năng triển khai từ trên không thì sẽ thế nào?" - vị chuyên gia đặt câu hỏi.

Ví dụ như một số mẫu xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ đang trong quá trình phát triển hiện nay được thiết kế đặc biệt [khối lượng nhẹ nhưng vẫn vũ trang hạng nặng] và có khả năng triển khai từ đường không.

Bên cạnh đó còn phải kể đến chương trình trực thăng cất cánh thẳng đứng dự kiến hoàn tất vào năm 2030 của Lục quân Mỹ. Đây là những chiếc trực thăng có tầm hoạt động gần như gấp đôi so với các mẫu Black Hawk, Apache và Kiowa.

Nếu ban đầu Mỹ tiến hành các cuộc tấn công đường không liên tục từ tàu sân bay và máy bay ném bom, làm suy yếu các mạng lưới phòng thủ trên không và trên bộ của Trung Quốc thì những chiếc trực thăng tầm xa, tốc độ cao này có thể nhân cơ hội đó phát động tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Các máy bay vận tải C-130 có thể thả lính dù, phối hợp với hoạt động yểm trợ đường không từ phía các tiêm kích F-22 hoặc F-35.

Mạng lưới tác chiến phối hợp đa dạng hiện nay có thể dễ dàng tạo điều kiện cho các hình thái tấn công trên bộ. Máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát giờ đây được trang bị các hệ thống liên kết dữ liệu mới, cảm biến cải tiến và nhiều loại vũ khí không-đối-đất tầm xa hơn, có độ chính xác cao hơn.

Các khu trục hạm có khả năng tấn công mặt đất như lớp Zumwalt, cùng các loại máy bay triển khai từ tàu chiến như Osprey và F-35 sẽ hỗ trợ cho bất cứ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ đối phương bằng cách đánh phá các tuyến phòng thủ kiên cố.

Tàu ngầm là một phương tiện tác chiến không thể thiếu khi chúng được trang bị tên lửa Tomahawk tấn công mặt đất có khả năng thay đổi hành trình bay để tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu di động trên bộ như lực lượng thiết giáp Trung Quốc đang trên đường cơ động đến vị trí tập kết.

Tuy nhiên, không có yếu tố nào có thể đảm bảo lực lượng lục quân Mỹ sẽ là những người giành chiến thắng cuối cùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại