Vì sao Atletico thành công bằng phòng ngự, còn Man City thì không?

Tiên Lâm |

Atletico đả bại cả Barca lẫn Bayern Munich bằng catenaccio để lọt vào chung kết, Man City cũng phòng ngự tiêu cực trước Real Madrid, nhưng lại phải dừng chân.

Trong công có thủ

Từ trước đến nay, người ta luôn coi tiqui-taka là lối chơi thuần về tấn công, và chỉ dùng để tấn công. Điều này không sai, nhưng chưa đủ. Một trong những ưu điểm lớn khi vận hành được thành công tiqui-taka chính là làm tăng đáng kể khả năng phòng ngự.

Cũng không quá khó khăn để nhận ra điều đó. Tiqui-taka đồng nghĩa với việc đập nhả một chạm nhịp nhàng, tăng thời gian kiểm soát bóng. Mà thời cầm bóng nhiều, thì mặc nhiên chiếm thời lượng kiểm soát bóng của đối phương.

Có được bộ ba BBC siêu đẳng ở hàng công, nhiệm vụ ở hàng thủ của Barca trở nên nhàn nhã hẳn.

Có được bộ ba BBC siêu đẳng ở hàng công, nhiệm vụ ở hàng thủ của Barca trở nên nhàn nhã hẳn.

Kiểm soát bóng còn chả được, thì nói gì đến tấn công. Chiếm được quyền kiểm soát bóng của đối phương, ấy là kiểm soát được luôn khả năng phòng thủ của chính bản thân.

Bài học đấy không mới, và chính Pep Guardiola hiểu rõ nó hơn ai hết. Barca có mấy khi phải để ý đến hàng phòng ngự, khi bộ ba tấn công huyền thoại BBC của họ đã đủ để đối thủ "phát điên".

Ở trận đấu lượt đi, Pep thậm chí còn tự tin về khả năng phòng ngự từ xa của tiqui-taka đến mức ở trận lượt đi gặp Atletico, thiên tài chiến thuật này không thèm sử dụng bất cứ một trung vệ đích thực nào trong đội hình.

Trong thủ có công

Ở chiều ngược lại, "khối bê tông" mang tên catenaccio mà Diego Simeone sử dụng để giương danh trước cả Barca vô đối lẫn Pep thiên tài, thật ra là cách tấn công tốt nhất khi phải đối đầu với các đội bóng trên tầm, lại thiên về tấn công.

Để đối đầu với Barca hay Bayern Munich của Pep Guardiola, việc chọn lối chơi đôi công, chủ động tranh chấp trung tuyến là tự sát, và chọn cách phòng ngự triệt để như Simeone chẳng có gì lạ.

Cái lạ là cách mà nhà cầm quân người Argentina này dùng để hạ gục tiqui-taka.

Nhát kiếm quyết định của Griezmann hạ gục Bayern Munich đến từ việc tận dụng thành công khoảng trống chết người nơi hàng thủ của đội bóng Đức.

"Nhát kiếm" quyết định của Griezmann hạ gục Bayern Munich đến từ việc tận dụng thành công khoảng trống chết người nơi hàng thủ của đội bóng Đức.

Cả hai trận đi-về, Atletico đều ghi bàn. Bàn thắng lượt đi đến từ cú đi bóng siêu phẩm qua nguyên hàng phòng ngự của Bayern Munich. Cũng nên nhắc lại rằng, hàng phòng ngự ấy không có bất cứ trung vệ đích thực nào.

Bàn thắng lượt về đến từ pha chọc khe mà người nhận bóng ghi bàn là Griezmann chỉ tiệm cận với lỗi việt vị trong chưa đầy tích tắc.

Phàm đã dốc toàn lực tấn công, thì dĩ nhiên sẽ có những khoảng trống ở phía sau. Atletico Madrid thắng là bởi tận dụng triệt để được những khoảng trống đấy. Và đấy là cách mà Simeone sử dụng catenaccio để tấn công những đội bóng mạnh hơn hẳn mình.

Quan trọng nhất là sự hài hòa

Leicster City đăng quang Premier League cực kỳ xứng đáng. Trước sự đeo bám quyết liệt của Tottenham có hàng công tốt nhất, và hàng thủ vững nhất - nếu chỉ xét trên thống kê hiệu số, Leicester bứt phá bằng chuỗi 5 trận thắng liền, mà chỉ cần ghi có 6 bàn.

Bóng đá là môn thể thao mà đội thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn. Đó là cách mà Barca, Real Madrid, Bayern Munich, thậm chí là Tottenham đang vận hành.

Nhưng trong bóng đá, không để đối phương ghi bàn đã là một nửa của chiến thắng. Đấy là cách mà Atletico hay Leicester, thậm chí là Man City đang quan niệm.

Song quan niệm là một chuyện, còn vận hành thành công lại là chuyện khác.

Còn nhớ mùa giải 2011/12, Chelsea của Di Matteo vượt qua một Barca ăn đứt họ về mặt lực lượng lẫn phong độ ở trận bán kết lượt về bằng "cú đấm thép" đến từ Ramires, và cú "chốt hạ" của Fernando Torres để đăng quang sau đó.

Man City lại khác. Họ phòng ngự tiêu cực ở cả 2 trận gặp Madrid, bị loại bởi 1 bàn thua mà thần may mắn song hành cùng cú nửa sút, nửa chuyền của Gareth Bale.

Nhưng sâu xa, họ bị loại bởi không thể ghi bàn, bởi cả trận chẳng có nổi một cú sút nên hồn, bởi niềm hi vọng Aguero chẳng có đến lấy một cơ hội.

Trường hợp của Man City mùa sau sẽ rất thú vị, bởi một đội bóng chọn lối chơi phòng ngự đến mức tiêu cực lại được dẫn dắt bởi một HLV đang giúp giương danh thứ bóng đá tấn công đẹp mắt trên toàn thế giới.

Trận chung kết Champions League năm nay là cuộc đối đầu giữa hai trường phái tấn công và phòng thủ, và quan trọng là họ đều biết cách tạo nên sự hài hòa và linh động trong lối chơi. Chẳng phải khi vắng Ronaldo, Zidane cũng chủ động "giữ mình" trước Man City đấy sao?

Dù Simeone đưa Atletico đến lần đầu "lên đỉnh", hay Zidane cùng Ronaldo có được cú Undecima thần thánh, thì họ đều xứng đáng được tôn vinh bởi, không bởi lối chơi mặc định, mà là sự điều tiết thiên tài, từ lực lượng có được trong tay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại