Tưởng dễ mà khó trả lời ngay: Vì sao có nơi cúng cây mía? Cây mía có làm cây nêu ngày Tết không?

Nguyệt Phạm |

Cây mía và cây nêu là 2 loại cây thường được dùng để cúng vào dịp Tết. Chúng có điểm nào khác biệt?

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao người Việt lại thờ cúng cây mía vào ngày Tết? Hay, liệu có thể dùng cây mía thay thế cho cây nêu không? 

Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu chuyện thú vị đằng sau những tập tục này.

Tưởng dễ mà khó trả lời ngay: Vì sao có nơi cúng cây mía? Cây mía có làm cây nêu ngày Tết không?- Ảnh 1.

Người Việt thường thờ cúng cây mía vào ngày Tết. (Ảnh: Pinterest)

Tục cúng cây mía trong ngày Tết có ý nghĩa gì?

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam, không chỉ là lúc để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm làm việc mệt mỏi, mà còn là thời điểm để tưởng nhớ và tôn vinh tổ tiên.

Theo báo Tổ Quốc, trong lễ cúng ngày Tết, cây mía đóng vai trò quan trọng. Ở nhiều nơi, nhiều người thường mua 2 cây mía còn nguyên phần rễ và lá về dựng hai bên bàn thờ. Cây mía được chọn để thờ phải được giữ nguyên tán lá, gốc rễ, róng (đốt, có nơi còn gọi là lóng) phải đều và nhất là không được sâu.

Tưởng dễ mà khó trả lời ngay: Vì sao có nơi cúng cây mía? Cây mía có làm cây nêu ngày Tết không?- Ảnh 2.

Cây mía được chọn để thờ phải được giữ nguyên tán lá, gốc rễ, róng phải đều và nhất là không được sâu. (Ảnh: Pinterest)

Người xưa quan niệm rằng, hai cây mía to, thẳng thường được dựng hai bên bàn thờ tổ tiên, tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. Cây mía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. Theo quan niệm dân gian, cây thang mía giúp vong linh ông bà, tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu.

Theo báo VTC News, trong lễ "tiễn ông vãi" (thường được tổ chức vào ngày mùng 3 tết), con cháu sẽ chọn những sản vật là thành quả lao động trong năm cũ dâng lên gia tiên. Cây mía sẽ là "đòn gánh" chuyên chở những sản vật ấy. Nhưng, cũng theo quan niệm dân gian, vì dọc đường đi không tránh khỏi những tà ma, cô hồn tranh cướp những tài sản con cháu đã dâng tặng tổ tiên, cây mía lúc này lại là thứ vũ khí gần gũi nhất đánh đuổi tất cả. Có khi trên hành trình đôi chỗ gặp những khúc sông vắng không cầu, không đò... cây mía sẽ biến thành những cây cầu để lộ trình của tổ tiên được thuận lợi.

Ngoài ra, cây mía cũng mang ý nghĩa của sự may mắn, tốt lành, với hy vọng rằng mọi việc trong năm mới sẽ được êm ngọt như vị ngọt của mía.

Tưởng dễ mà khó trả lời ngay: Vì sao có nơi cúng cây mía? Cây mía có làm cây nêu ngày Tết không?- Ảnh 3.

Ở nhiều nơi quan niệm rằng, hai cây mía to, thẳng thường được dựng hai bên bàn thờ tổ tiên, tượng trưng cho sự giao hòa trời - đất, kết nối hai thế giới âm - dương. (Ảnh: Pinterest)

Tục cúng cây mía khác gì với tục dựng cây nêu ngày Tết?

Báo Thanh niên chia sẻ thông tin, dựng cây nêu là một tập tục (khác với tục cúng cây mía) trong ngày Tết.

Câu chuyện lý giải về tục dựng cây nêu ngày Tết được dân gian lưu truyền là, quỷ thấy người trồng lúa nên đặt ra thể lệ "ăn ngọn cho gốc", con người đến vụ thu hoạch chỉ còn gốc rạ nên khóc lóc kêu than. Phật từ phương Tây lại gợi ý người trồng khoai lang thay lúa. Đến vụ, quỷ hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lang con người thu hoạch nên ra thể lệ mới là "ăn gốc cho ngọn".

Tưởng dễ mà khó trả lời ngay: Vì sao có nơi cúng cây mía? Cây mía có làm cây nêu ngày Tết không?- Ảnh 4.

Dựng cây nêu là một tập tục khác trong ngày Tết của người Việt. (Ảnh: Pinterest)

Thấy vậy, con người chuyển lại trồng lúa. Quỷ không thu được lúa mà chỉ thu mấy gốc rạ. Quỷ bực tức đặt ra thể lệ mới "ăn cả gốc lẫn ngọn". Con người chuyển sang trồng bắp, sung sướng thu hoạch còn quỷ tiếp tục uất ức nên quỷ đòi lại đất, không cho con người làm lụng nữa.

Lúc này, Phật đứng ra thương lượng với quỷ cho con người xin một mảnh đất nhỏ vừa bằng bóng chiếc áo cà sa. Nghĩa là con người sẽ trồng một cây tre có mắc một chiếc áo cà sa trên ngọn, bóng cà sa che bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì là đất của người sở hữu ở đó.

Quỷ nghĩ bụng tưởng hời vì "bóng một chiếc áo cà sa" có là bao, nhưng không ngờ, khi con người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn tung áo cà sa bay tỏa ra thành một mảnh vải tròn. Cây tre cứ cao mãi lên, bóng của áo cà sa dần che kín cả mặt đất.

Tưởng dễ mà khó trả lời ngay: Vì sao có nơi cúng cây mía? Cây mía có làm cây nêu ngày Tết không?- Ảnh 5.

Cây nêu ngày Tết được dựng lên với mục đích ngăn không cho ma quỷ bén mảng đến nhà vào dịp Tết. (Ảnh: Pinterest)

Quỷ không có đất ở nữa, phải chạy ra biển Đông. Quỷ nào chịu yên, sau nhiều trận quyết chiến giành lại đất không thành nên rập sát đầu cầu Phật thương tình một năm được hai ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương tình đồng ý.

Từ đó, cứ đến ngày Tết Nguyên Đán hằng năm là quỷ lại vào thăm đất liền, con người thấy vậy thì trồng cây nêu ngày Tết để quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên cây nêu thường có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra như tiếng nhắc nhở quỷ biết mà tránh. 

Tất nhiên, tất cả câu chuyện trên không phải là căn cứ trên cơ sở khoa học để nói, mà là một phần trong tâm thức dân gian, phản ánh ước vọng, quan niệm của người dân thời xưa. 

Dù vậy, tục trồng cây nêu ngày Tết đến nay vẫn phổ biến ở rất nhiều nơi, và mang ý nghĩa tốt đẹp như vốn có.  

Có thể dùng mía thay cây nêu ngày Tết không?

Tưởng dễ mà khó trả lời ngay: Vì sao có nơi cúng cây mía? Cây mía có làm cây nêu ngày Tết không?- Ảnh 6.

Cây mía và cây nêu đều có ý nghĩa tâm linh và văn hóa riêng. (Ảnh: Pinterest)

Như vậy, cây mía và cây nêu đều có ý nghĩa tâm linh và văn hóa riêng. 

Trước kia, cây nêu được làm từ cây tre, cây trúc, bương, lồ ô. Nhưng dần dần, nếp sống thời hiện đại, cứ mỗi dịp tối ngày cuối năm, nhiều người dân ở thành phố đã thành thói quen mua và bán cây mía để mang về làm cây nêu dựng trước cửa nhà.

Do đó, có thể hiểu là cuộc sống không ngừng biến đổi, loại cây được dùng làm cây nêu có thể khác đi, nhưng ý nghĩa phản ánh tâm thức của nhân dân thì vẫn vậy. 

Nên, nếu bạn muốn dùng cây mía làm cây nêu điều đó là rất bình thường, chỉ cần nó phù hợp với niềm tin và quan niệm của bạn và gia đình bạn. 

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại