TRƯỜNG SA 1988


Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc tăng số tàu chiến hoạt động thường xuyên ở Trường Sa lên 9 - 12 tàu. Trước tình hình đó, ta xác định: Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và khu vực Đông kinh tuyến 115°, vì vậy phải quyết tâm đưa bộ đội củng cố Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Từ ngày 11/3/1988, lần lượt các tàu HQ-604, HQ-605, HQ-505 được điều đến làm nhiệm vụ ở Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin.

GẠC MA

Ngày 14 tháng 3 năm 1988

5h Sáng

Chiến sĩ tàu HQ-604 phát hiện tàu
chiến Trung Quốc áp sát, cho lính đổ bộ lên đảo.

Trung tá Trần Đức Thông

Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146

Tất cả những đồng chí biết bơi đang ở trên tàu,vào
ngay bãi, nhanh chóng hình thành tuyến phòng thủ,
không cho địch tiến về phía ta.

Đây là lãnh thổ của Việt Nam.
Các tàu Trung Quốc phải rời ngay!

7h Sáng

Lính Trung Quốc vũ trang đầy đủ tràn lên đảo.

Thiếu úy Trần Văn Phương

Lữ đoàn 146

Chúng ta hết sức kiềm chế, nhưng sẽ kiên quyết
bảo vệ lá cờ của Tổ quốc, bảo vệ đảo.

Đây là lãnh thổ của Việt Nam, đề nghị phía Trung Quốc lui ra.

Chúng ta phải bảo vệ cờ tới cùng.

Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để
cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống
của Quân chủng Hải quân anh hùng.

Trung tá Trần Đức Thông, thiếu úy Trần Văn
Phương cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ tàu
HQ-604 đã anh dũng hy sinh ở Gạc Ma.

Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta!"

Đại tướng Lê Đức Anh, Trường Sa, ngày 7/5/1988

Cô Lin và tàu HQ-505,
tháng 4/1988

Sau khi cho tàu HQ-505 ủi bãi, trở thành cột mốc chủ quyền sừng sững trấn giữ Cô Lin, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng 9 chiến sĩ tiếp tục ở lại giữ tàu, giữ đảo. Họ đã ở đó, kiên cường giữa muôn trùng sóng gió, trong thiếu thốn trăm bề, trước mũi súng của tàu Trung Quốc hàng ngày lởn vởn đe dọa, quấy rối. Họ đã bám trụ tại Cô Lin đến tận cuối tháng 6/1988.

Hồi ức về phút giây sinh tử trước mũi súng tàu Trung Quốc

Cho mãi đến tận bây giờ, mỗi năm, gần đến dịp 14/3, Đại tá Vũ Huy Lễ vẫn cảm thấy day dứt, mất ngủ khi nhớ về những người bạn chiến đấu vẫn còn nằm lại ngoài biển khơi, nhớ về giây phút từ tàu HQ-505 nhìn sang Gạc Ma, thấy lửa từ súng của tàu Trung Quốc lóe lên, nhằm thẳng vào các đồng đội của ông...

Các anh hy sinh
cho Tổ quốc trường tồn

Đã thành thói quen đối với các chiến sĩ Hải quân, khi tàu đi đến tọa độ có những người đồng đội đã hy sinh, tất cả đều kính cẩn nghiêng mình, làm lễ tưởng niệm và thả hoa xuống biển để cầu chúc linh hồn đồng đội mình siêu thoát. Và lần nào cũng vậy, họ không thể kìm được nước mắt...

L​ựa chọn Gạc Ma vì Trung Quốc muốn có một pháo đài ở trung tâm biển Đông. Bãi đá Gạc Ma gần như nằm ở giữa Việt Nam và Philippines, ở vị trí đó Việt Nam muốn lấy lại cũng rất khó khăn vì xa bờ. Trung Quốc muốn ở một vị trí an toàn và với việc chiếm được Hoàng Sa, họ có được thế gọng kìm tam giác, từ Hải Nam xuống Hoàng Sa và Gạc Ma để khống chế biển Đông.

GS Nguyễn Đăng Hưng (​Đại học Liège, Bỉ)​

Sáng 14/3/1988, khi các chiến sĩ công binh Việt Nam đưa vật liệu xây dựng lên đá Gạc Ma thì các chiến hạm Trung Quốc xuất hiện. Binh sĩ Trung Quốc bắn vào những người lính Việt Nam. 64 người Việt Nam bị thiệt mạng, 9 người khác bị bắt. Đá Gạc Ma của Việt Nam đã bị chiếm đóng trái phép bởi Trung Quốc kể từ đó. Nói cách khác, vào ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đá Gạc Ma của Việt Nam.​

Gopal Suri (nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Quỹ Quốc tế​ Vivekananda, ​Ấn Độ)

Tôi phản hồi bằng cách chỉ lên tường, nơi đoạn phim về trận chiến Gạc Ma vừa được trình chiếu. Qua đó, tôi công khai thể hiện quan điểm của mình với các đại biểu quốc tế đang tham dự hội thảo: Trung Quốc đã thảm sát lực lượng Hải quân Việt Nam trong trận hải chiến đó ... Sự im lặng của cộng đồng quốc tế khi đó - tựa như đồng thuận với Bắc Kinh - đã để lại hậu quả cho đến tận 27 năm sau [Thời điểm năm 2015 - ND]. Bởi lẽ, chính sự im lặng đó đã vô hình trung cho phép Trung Quốc tiếp tục chiếm các bãi đá, đá ngầm, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi trên quần đảo Trường Sa và tuyên bố luôn cái gọi là chủ quyền của họ tại đó. Hành vi sai trái ấy kéo dài cho đến tận hôm nay

GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), nói về đoạn phim về trận chiến Gạc Ma được chiếu ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế -CSIS

Tháng 3/1988, Trung Quốc đưa quân xâm lược 6 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

​Stein Tønnesson (sử gia người Na Uy, Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế tại Oslo)

Tôi không ngạc nhiên với cách Trung Quốc sử dụng vũ lực trong sự kiện năm 1988 tại Gạc Ma. Trung Quốc rõ ràng là đã phớt lờ UNCLOS. Tôi nhấn mạnh rằng tranh chấp ở biển Biển Đông cần phải được giải quyết theo các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

GS ​Ahn Kyong Hwan, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Đại học Chosun, Hàn Quốc

Liên quan đến cuộc giao tranh tại Gạc Ma năm 1988, lịch sử Việt Nam sẽ không bị lãng quên, và họ cần phải bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia của họ. Trung Quốc phải chấm dứt các hành động vi phạm pháp luật và các quy định quốc tế.

​GS ​Ahn Kyong Hwan, Giám đốc Viện Quan hệ quốc tế Đại học Chosun, Hàn Quốc

​Bài có sử dụng tư liệu của các cơ quan báo chí, thông tấn: Báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Tiền Phong, Quân đội nhân dân, truyền hình VTC, Hãng phim tài liệu khoa học trung ương...

Bài viết: Nhóm Quốc Tế

Thiết kế: Tùng Tài Dậu, Đoàn Lê Thanh

Theo Trí Thức Trẻ, ngày 13/3/2017