Tiếng kêu khắc khoải của chim trời 'thức tỉnh' đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình

ĐĂNG KHÔI |

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời đã 'thức tỉnh' đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình. Từ việc làm nghề buôn bán chim trời, họ đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để chăm sóc, bảo vệ đàn chim.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 1.

Vào những năm 2000, ông Nguyễn Công Xuân (50 tuổi) và bà Đỗ Thị Hoa (48 tuổi) ở thôn Xuân Hòa, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình được cấp chừng 10 ha làm lúa và nuôi trồng thuỷ sản trên phá Hạc Hải. Thời gian đó, chim bay lượn đầy đồng nên đôi vợ chồng này cũng lấy nghề buôn bán chim làm kế sinh nhai.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 2.

Theo ông Xuân, việc bắt chim trời rồi mang đi bán cho thu nhập rất cao, có ngày lãi gần 7 triệu đồng. Thế nhưng, buôn bán chim trời được một thời gian, thấy đàn chim ngày một ít đi, ông Xuân cảm thấy có lỗi với đầm phá. Hằng đêm không thể nào chợp mặt, tiếng cò, tiếng vạc luôn văng vẳng bên tai như lời oán trách việc làm của họ.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 3.

Cách đây chừng 5 năm, ông Xuân đã nói với vợ không buôn bán chim trời nữa mà đi bảo vệ để bù đắp những việc làm đã gây ra cho đàn chim. Nghe vậy, bà Hoa không nghĩ nhiều, gật đầu đồng ý. Kể từ đó, hai vợ chồng ông Nguyễn Công Xuân và bà Đỗ Thị Hoa ngày ngày bảo vệ đàn chìm trời trên diện tích đất lúa của gia đình giữa đầm phá Hạc Hải.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 4.

Để đàn chim trở về ngày một nhiều, vợ chồng ông đã vay mượn 100 triệu đồng rồi vào miền Nam mua dừa nước ra trồng. Những năm đầu cây xanh tốt, nhiều đàn chim rủ nhau bay về làm tổ. Thế nhưng, vào năm 2020, trận lũ lịch sử đã cuốn đi hàng dừa nước, đàn chim phải bay đi tìm nơi trú ngụ mới.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 5.

"Bão lũ vừa qua, dù đau xót khi tâm huyết của vợ chồng tôi dồn vào hàng dừa nước đã bị cuốn phăng nhưng tôi động viên vợ tiếp tục bảo vệ đàn chim trời, trước mắt phục hồi rừng cỏ ống, sau đó thu gom cây xanh trồng tiếp, ắt đàn chim sẽ tìm về trú ngụ", ông Xuân giãi bày.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 6.

Hiện, gia đình ông Xuân đang chuẩn bị đưa cây sung giống và lộc vừng ra trồng. Việc đầu tư này ước tính cần số tiền gần 200 triệu đồng mới tạo được vành đai cây xanh cho nhiều thế hệ chim.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 7.

Bà Đỗ Thị Hoa (vợ ông Xuân) cho biết: "Hai vợ chồng tôi bảo vệ chim trời đã được 5 năm rồi. 2 năm trở lại đây, chim về làm tổ rất nhiều. Ban ngày chim đi kiếm mồi ở các cánh đồng, đêm về chúng bay đến phá Hạc Hải trú ngụ. Nhìn kết quả đó, vợ chồng tôi phấn khởi lắm, cảm thấy an lòng cho những việc mình làm trước đây và tự nhủ sẽ bảo vệ chim trời đến cuối cuộc đời".

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 8.

Càng ngày chim kéo về làm tổ càng nhiều trên cánh đồng của ông Xuân, bà Hoa.

Tiếng kêu khắc khoải của chim trời thức tỉnh  đôi vợ chồng nông dân ở Quảng Bình - Ảnh 9.

"Tôi mong rằng, mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ đàn chim trời và không tiếp tay cho những hành động gây ảnh hưởng đến cuộc sống của loài chim để bảo vệ lấy sự cân bằng sinh thái của môi trường, cũng như bảo vệ cho chúng ta và con em mai sau", ông Nguyễn Công Xuân nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại