VFF giải thích "lạ" về sức khỏe của Chủ tịch Lê Hùng Dũng

Thu Minh |

Cách Phó chủ tịch VFF Nguyễn Xuân Gụ mô tả về sức khỏe của Chủ tịch Lê Hùng Dũng khiến nhiều người phì cười.

Sức khỏe của ông Dũng và sự vắng mặt của bầu Đức

Chiều ngày 26/12, VFF đã t chức buổi gặp gỡ báo chí để thông báo về những nội dung của Hội nghị Ban chấp hành và Đại hội thường niên năm 2015.

Một trong những vấn đề được quan tâm là sức khỏe của Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, vì ông Dũng gần như "vắng bóng" thời gian qua. Khi được phóng viên đặt câu hỏi, Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ mô tả rất chi tiết:

“Chủ tịch bay chuyến rất sớm (6h40 ngày 25/12) từ TP.HCM ra Hà Nội để kịp dự Hội nghị Ban chấp hành diễn ra ngày 25/12, sau đó là Đại hội thường niên diễn ra ngày 26/12.

Trời Hà Nội lạnh như thế này, đến tôi còn phải mặc 3 áo. Nhưng Chủ tịch thì còn mặc ít hơn, cái áo may-ô lót bên trong, tham dự đầy đủ các cuộc họp.

Nên tôi có thể khẳng định rằng, sức khỏe của Chủ tịch còn tốt lắm, đủ sức đảm đương công việc đến hết nhiệm kỳ”.

Cách lý giải của ông Gụ khiến nhiều người có mặt trong hội trường phì cười bởi sự cụ thể trên mức cần thiết.


Chủ tich VFF Lê Hùng Dũng (phải) gần như giữ thái độ im lặng trong suốt thời gian vừa qua.

Chủ tich VFF Lê Hùng Dũng (phải) gần như giữ thái độ im lặng trong suốt thời gian vừa qua.

Ngoài Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng thì Phó chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cũng là nhân vật được đặt dấu hỏi, khi ông không có mặt tại Hà Nội để tham dự 2 cuộc họp rất quan trọng nêu trên.

Lý giải về sự vắng mặt của bầu Đức, Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ cho biết:

“Do bận công việc kinh doanh bên Lào nên anh Đức không kịp tham dự cuộc họp. Anh Đức đã làm văn bản xin phép về sự vắng mặt của mình và được sự chấp thuận của thường trực”.

Nhưng dường như cách giải thích này chưa đủ tính thuyết phục, khi thời gian qua bầu Đức luôn thể hiện thái độ bất phục và chĩa mũi dùi chỉ trích về phía VFF.

Khi được hỏi về điều này, Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ nói: “Đó là quan điểm cá nhân của anh Đức với tư cách là ông chủ của một CLB, chứ không phải quan điểm của lãnh đạo VFF”.

Dù rất bận nhưng bầu Đức vẫn thu xếp để có mặt ở ký hợp đồng của Công Phượng, nhưng đại hội của VFF thì không.
Dù rất bận nhưng bầu Đức vẫn thu xếp để có mặt ở ký hợp đồng của Công Phượng, nhưng đại hội của VFF thì không.

VFF chọn "người nhà" vào Hội đồng HLV Quốc gia cho dễ quản lý?

Một vấn đề cũng nhận được sự quan tâm là sự thành lập của Hội đồng HLV mới, với sự tái xuất của chuyên gia Nguyễn Sỹ Hiển ở cương vị Chủ tịch.

Các ý kiến thắc mắc cho rằng, có khá nhiều chuyên gia uy tín và sẵn sàng lên tiếng thẳng thắn như Lê Thụy Hải, Nguyễn Văn Vinh hay Trịnh Minh Huế… Nhưng dường như VFF đã “ngó lơ” họ.

Tuy vậy, Phó tổng thư ký Dương Nghiệp Khôi phát biểu phản biện: “Chúng tôi đã gửi 28 phiếu bầu chọn tới các CLB để xin ý kiến của họ.

Hội đồng HLV QG mới gồm 5 thành viên là: Nguyễn Sỹ Hiển (chủ tịch), Mai Đức Chung, Phan Thanh Hùng, Lê Huỳnh Đức, Đoàn Thị Kim Chi.

Việc bầu chọn ai sẽ tham gia vào Hội đồng HLV QG là ý kiến của tập thể, chứ không phải ý kiến cá nhân.

Ông Khôi cho biết thêm, chuyên gia Nguyễn Sỹ Hiển nhận được sự tín nhiệm rất cao cho vị trí Chủ tịch Hội đồng HLV QG.

Ngoài ra, Hội đồng còn đón nhận thêm 2 thành viên mới là HLV Phan Thanh Hùng và HLV Kim Chi (đại diện cho bóng đá nữ, khi bóng đá nữ Việt Nam liên tiếp giành được nhiều thành công thời gian qua).

Ông Nguyễn Sỹ Hiển tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hội đồng HLV QG.
Ông Nguyễn Sỹ Hiển tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hội đồng HLV QG.

Không khí tại hội trường phần nào “nóng” lên khi khá nhiều câu hỏi liên quan đến vị trí và vai trò của Phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn.

Chẳng hạn, vụ tố cáo Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng và Phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn nhận hối lộ từ một cựu cán bộ VFF. Hoặc, việc ông Tuấn đảm nhiệm quá nhiều cương vị cả trong nước cũng như quốc tế.

Phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn phát biểu: “Chúng ta sống và làm việc theo pháp luật. Vụ việc tố cáo, cơ quan công an đã điều tra và kết luận rõ ràng về việc lãnh đạo VFF không phạm pháp”.

Về việc đảm nhiệm nhiều cương vị, ông Tuấn giải thích:

“Quá trình tuyển chọn các thành viên của bóng đá Việt Nam tham dự bộ máy quản lý của AFF, AFC hay FIFA không phải do chúng ta đề cử, mà do các tổ chức cấp trên theo dõi, đánh giá năng lực qua quá trình làm việc rồi bổ nhiệm.

Mặt khác, cơ chế kiêm nhiệm cũng là điều hết sức bình thường. Chẳng hạn, Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ ngoài chức danh Phó chủ tịch thì còn phụ trách cả ban đối ngoại và truyền thông”.

Lần lượt từ trái sang phải: Phó tổng thư ký Dương Nghiệp Khôi, Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ, Phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn, Tổng thư ký Lê Hoài Anh thay mặt VFF trả lời báo chí chiều 26/12. Ảnh: Thu Minh
Lần lượt từ trái sang phải: Phó tổng thư ký Dương Nghiệp Khôi, Phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ, Phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn, Tổng thư ký Lê Hoài Anh thay mặt VFF trả lời báo chí chiều 26/12. Ảnh: Thu Minh

Theo ông Tuấn, việc các cán bộ của bóng đá Việt Nam tham gia cấp quản lý của AFF, AFC hay FIFA vừa góp phần nâng cao uy tín vừa giúp bóng đá Việt Nam có thêm tiếng nói tại các diễn đàn châu lục và thế giới.

Vấn đề đặt ra là các cán bộ như ông Tuấn cần sắp xếp thời gian và tổ chức công việc hợp lý để hoàn thành hiệu quả nhất công việc của mình.

Chuyện hợp đồng và tương lai của HLV Miura cũng được các phóng viên đặt câu hỏi, nhưng VFF thống nhất chưa bàn đến chủ đề này ở thời điểm hiện tại.

Hợp đồng của HLV Miura sẽ đáo hạn vào cuối tháng 4/2016. Nhưng đến lúc này, VFF chưa hề có ý định sẽ gia hạn với nhà cầm quân người Nhật.

Bầu Kiên chỉ trích VFF

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại