Tung ảnh lên facebook, bị vạch trần lừa đảo trợ cấp chính phủ

Ngọc Anh |

(Soha.vn) - Bà Pinchen dù đã khỏi hoàn toàn chấn thương cột sống nhưng vẫn cố giấu nhẹm sự việc trong 6 năm trời .

Dawn Pinchen là một phụ nữ 40 tuổi sống tại  Annitsford, Northumberland. Năm 1994, bà Pinchen được xác nhận là bị thương ở cột sống dẫn tới việc bà không thể đi lại và hoạt động bình thường. Sau đó, bà Pinchen đã được nhận trợ cấp dành cho người mất khả năng lao động.

Tuy nhiên, đến năm 2007 dấu hiệu bệnh của Pinchen chấn thương cột sống của bà Pinchen có dấu hiệu tốt lên và khỏi hoàn toàn nhưng bà vẫn không thông báo cho các cơ quan quản lý. Kể từ đó đến năm 2013, bà Pinchen đã được hưởng các khoản trợ cấp lên đến 35,601 bảng anh trong vòng 6 năm.

Sự thật về chấn thương cột sống của bà Pinchen đã vợ nở khi bà công khai trên facebook của mình tấm hình 2 vợ chồng đến tham quan tại Vạn lý trường thành, Trung Quốc. Bà đã bị kiện vì lừa đảo trợ cấp nhà nước.

Bà Pinchen và chồng tại Vạn Lý trường thành
Tòa án xét xử bà Pinchen

Trong phiên tòa, bà Pinchen cho rằng, tấm ảnh trên facebook đó không chứng minh được rằng bà đã đi bộ trên vạn lý trường thành. Nguồn gốc của tấm ảnh đó là khi bà được thực sự  đứng trên đó mà thôi.

Nhưng nhân viên của sở đưa ra một bằng chứng khác chứng minh thời gian trước đó bà Pinchen đã có thể đi lại bình thường mua sắm trong một trung tâm thương mại rộng lớn mà không cần sự trợ giúp của thiết bị hay bất cứ ai khác.

Bên cạnh đó, vào năm 2010, chồng của bà Pinchen đã kiếm được một khoản  khổng lồ nhờ việc kinh doanh website.

Điều này chứng tỏ trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2013, tình trạng cột sống của bà Pinchen đã khả quan và tốt lên nhưng bà đã không công khai, thông báo với nhà nước mà vẫn tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp bệnh tật trong khi nguồn tài chính của gia đình vẫn đầy đủ.

Tòa án kết án bà Pinchen đã lừa đảo tiền trợ cấp quốc gia và đã khiến cho khoản trợ cấp này không được dùng đúng mục đích, được đưa đến với những người cần nó. Bà Pinchen đã bị kết án 4 tháng tù treo và 12 tháng bị giám sát, và phải làm việc 150 giờ công ích. Bà Pinchen cũng phải bồi thường cho khoản trợ cấp đã nhận được trong vòng 6 năm là 35 ngàn bảng Anh.

Đây quả thực là một bài học cảnh tình cho những người muốn lừa đảo trợ cấp của chính phủ cũng như sự bảo mật về thông tin trên các trang mạng xã hội hiện nay.

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại