Tại sao S-200 là ‘lá chắn thép’ bảo vệ không phận Liên Xô?

Thanh Bình |

Tạp chí quân sự Military Watсh mới đây đã nói về những ưu điểm của hệ thống S-200 thời Liên Xô.

Theo đó, Military Wasth có bài viết “Tại sao NATO ‘không ưa’ S-200 - hệ thống phòng không tầm xa nhất thời Chiến tranh Lạnh”.

Tác giả nhớ lại rằng hệ thống tên lửa phòng không này đã đóng một vai trò trung tâm trong lực lượng phòng không của Liên Xô trong suốt phần lớn thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Và từ năm 1982, S-200 bắt đầu được xuất khẩu trên khắp thế giới và ở nhiều nước hệ thống này vẫn đang được sử dụng.

Ngày nay các nhà khai thác chính của S-200 là Triều Tiên, Syria, Iran, Ba Lan và Bulgaria. Những nước này mua lại các hệ thống tên lửa vào những năm 1980 và 1990.

Bên cạnh đó có Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan là những nước được thừa hưởng S-200 sau khi Liên Xô sụp đổ.

Theo Military Wasth, tên lửa S-200 được phát triển để bảo vệ trước mọi hình thức tấn công bằng đường không như một hệ thống tương tự tầm xa và tiên tiến hơn của tổ hợp tên lửa S-75.

Các đơn vị S-200 đầu tiên được đưa vào trang bị vào năm 1966 và duy trì hoạt động cho đến năm 1996, khi một số lượng lớn các hệ thống phòng không ngừng hoạt động.

Tên lửa S-200 sử dụng đầu dò bán chủ động. Khi tới gần mục tiêu, đủ điều kiện thì đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật sẽ được kích nổ.

Sự khác biệt về hiệu suất giữa những hệ thống S-200 được sản xuất trong những năm 1980 và những năm 1960 ban đầu là rất đáng kể. Đồng thời, phiên bản hàng đầu của S-200D có tầm bắn lên tới 300 km so với 175 km của S-200A nguyên bản.

Tuy nhiên, các phiên bản sau này có trần bắn cao hơn lên tới 40 km, linh hoạt hơn, có tiềm năng chống lại tên lửa đạn đạo vượt trội và xác suất bắn trúng mục tiêu cao hơn nhiều.

Tại sao S-200 là ‘lá chắn thép’ bảo vệ không phận Liên Xô? - Ảnh 2.

S-200 là mẫu tên lửa phòng không cuối cùng kết hợp động cơ chính nhiên liệu lỏng và tầng đẩy sơ tốc nhiên liệu rắn. (Ảnh: Wikimedia)

Chúng cũng có thể tấn công mục tiêu di chuyển ở tốc độ siêu âm thấp lên đến Mach 6, có phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 600 km và khả năng tìm kiếm mục tiêu ở độ cao hơn 45.000 mét - những khả năng này lý tưởng để phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo.

Mỗi tiểu đoàn S-200 sử dụng 6 bệ phóng và một radar “chiếu xạ”. Hệ thống được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom. Tuy nhiên, nó cũng có thể đe dọa máy bay chiến đấu kể cả ở khoảng cách xa. Vì vậy, trong tay người Syria, S-200 đã bắn hạ máy bay A-4 của Hải quân Mỹ và F-16 của Không quân Israel.

Military Watch nhận định, trong Chiến tranh Lạnh, không có đối thủ phương Tây nào vượt qua S-200 về phạm vi hoạt động. Mặc dù có khả năng ấn tượng, nhưng S-200 có một nhược điểm lớn, đó là sự thiếu cơ động.

Hệ thống này chỉ có thể được triển khai trên các địa điểm cố định. Do đó, hệ thống là một mục tiêu tương đối dễ dàng cho kẻ thù.

Tuy nhiên, S-200 vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Ví dụ, như ở Iran, quốc gia cũng có S-300 hiện đại hơn trong kho vũ khí, đang đầu tư rất nhiều vào việc hiện đại hóa hệ thống S-200 và có ý định làm cho cơ động hơn.

“Trước đây, tổ hợp này là một phương tiện phòng thủ khá đáng tin cậy trước tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu tốc độ cao”, Military Wasth kết luận.

Tên lửa trang bị cho S-200 có chiều dài 11m và có thể đạt tốc độ 700-1.200 m/s và có khả năng tiêu diệt mục tiêu hiệu quả ở độ cao tới 27km. S-200 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Mỗi tên lửa của S-200 được đẩy lên bằng 4 tên lửa phụ. Sau khi các tên lửa phụ này tách ra (từ 3 - 5 giây) tên lửa chính sẽ bay bằng nhiên liệu của chính nó. S-200 dùng hệ thống dẫn đường bán tự động với hiệu chỉnh đường bay pha giữa và dùng radar bán tự động ở pha cuối, giúp tăng độ chính xác của S-200 ở khoảng cách lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại