Tại sao lại đặt các cơn bão bằng tên của... phái đẹp?

Hoa Hướng Dương |

Việt Nam là nước nằm ở khu vực nhiệt đới, lại tiếp giáp với biển Đông nên hằng năm phải đón nhận những cơn bão lớn. Vậy tên gọi của chúng được đặt như thế nào?

Bão là hiện tượng thiên nhiên có tác động trực tiếp vô cùng mạnh mẽ tới cuộc sống của con người, do đó rất được chúng ta quan tâm. Để tránh việc nhầm lẫn do một lúc có nhiều cơn bão xảy ra, người ta phải đặt tên chúng.

Tên bão được đặt theo các hệ thống khác nhau trên thế giới

Trước kia, người châu Âu và tiếp đó là châu Mỹ đặt tên chúng theo tên của các vị thánh trong Kinh thánh. Sau này, họ đặt tên theo tọa độ (kinh độ và vĩ độ phát hiện ra cơn bão). Đây là cách đặt tên phức tạp, dài dòng nên ít phổ biến.

Tới Thế chiến II, các nhà khí tượng làm việc cho quân đội lại đặt tên các cơn bão bằng tên... phụ nữ!

Tại sao lại đặt các cơn bão bằng tên của... phái đẹp? - Ảnh 1.

Tên bão trước kia thường đặt theo tên phụ nữ. Ảnh minh họa

Cách đặt này phục vụ cho việc mã hóa của quân đội và sau này (từ 1950) vẫn được Hiệp hội khí tượng thế giới (World Meteorological Organization – WMO) sử dụng với một hệ thống tên theo thứ tự từ điển.

Ví dụ: Các cơn bão từng được đặt tên của phụ nữ như Patricia, Katrina, Linda, Irene...

Các phương tiện truyền thông khi đó thường mô tả các cơn bão mang tên nữ giới với những từ ngữ gây tranh cãi như "cuồng nộ", "trêu ghẹo" và "tán tỉnh" các bờ biển.

Chính điều này làm các nhà hoạt động nữ quyền vận động nhằm loại bỏ cách đặt tên gây tranh cãi này, sau đó tên của nam giới cùng xuất hiện trong danh sách.

Tới 1979, vì lý do chính trị nên hệ thống có sự thay đổi (thêm tên nam giới, tên của người Pháp, Tây Ban Nha...).

Tại sao lại đặt các cơn bão bằng tên của... phái đẹp? - Ảnh 2.

Đặt tên bão giúp chúng ta tiện theo dõi và đề phòng chúng. Ảnh minh họa.

Cách đặt tên bão hiện này

Hiện này, có tới 6 danh sách khác nhau được WMO sử dụng để đặt tên các cơn bão. Mỗi danh sách gồm 21 tên (nhưng tên có các chữ cái Q, U, X, Y, Z không được sử dụng!). Chúng sẽ được sử dụng xoay vòng với chu kỳ 6 năm.

Như vậy mỗi năm sẽ có một danh sách gồm 21 tên và năm sau lại một danh sách 21 tên khác, nhưng nếu một năm có nhiều hơn 21 cơn bão (ví dụ năm 2005).

Khi đó, tên của những cơn bão từ 21 trở đi sẽ có tên theo bảng chữ cái Hy Lạp. Một trường hợp đặc biệt khác là khi các cơn bão "vượt biên" từ đại dương này qua đại dương khác, hoặc biến đổi thành áp thấp nhiệt đới rồi phát triển lại thành bão.

Lúc đó tên của chúng cũng sẽ bị thay đổi!

Riêng ở tây bắc Thái Bình Dương, bão lại được đặt tên theo động vật hay hoa lá.

Ở vùng Tây Thái Bình Dương (gồm 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…) mỗi nước sẽ được đăng ký 10 cái tên (như vậy có tổng cộng 140 tên bão) và tên gọi sẽ được xoay vòng trong 5 danh sách.

Tại sao lại đặt các cơn bão bằng tên của... phái đẹp? - Ảnh 3.

Bão gây thiệt hại lớn cho con người. Ảnh minh họa.

Sau đó sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Ngoài ra ở Việt Nam, khi bão vào biển Đông thì sẽ đánh số thứ tự trong một năm do Nhà nước quy định (và vẫn có tên quốc tế như khi Việt Nam đăng ký tên).

Ví dụ: Bão số 8 là tên gọi của bão Sơn Tinh (tên quốc tế do Việt Nam đăng ký) hay bão Damrey (VN gọi là bão số 7).

Những cơn bão được đặt tên theo chu kỳ, vậy nhưng nếu như cơn bão đó quá mạnh, có mức hủy diệt lớn thì tên của chúng sẽ chỉ dùng một lần và bị loại khỏi danh sách (tránh làm hoang mang người dân) như bão Sandy hay Katrina ở Mỹ.

Những tên như Adolf và ISIS cũng bị loại vì dễ bị hiểu lầm và có ý nghĩa không hay.

Nguồn tham khảo: Atlantic Oceanographic and Meteorological Laboratory

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại