Có thể viêm da, ung thư khi dùng quần áo Trung Quốc

Theo Khám Phá |

Các chuyên gia cho rằng loại thuốc nhuộm trong đồng phục học sinh được bán ở Trung Quốc đã bị cấm sử dụng vì nó gây hại cho sức khỏe.

Người cơ địa dị ứng càng dễ nhiễm độc

Mới đây, giới quan chức Trung Quốc đã ra lệnh cấm sau khi kiểm nghiệm đồng phục học sinh và nhận thấy hầu hết không đạt tiêu chuẩn chất lượng, có chứa độc tố. Những bộ đồng phục này chứa các chất nhuộm aromatic amin bị cấm sử dụng vì có thể gây ung thư.

TS Đặng Chí Hiền – Viện công nghệ hóa học (TP HCM) cho biết, aromatic amine thuộc nhóm amine thơm, đã bị cấm sử dụng từ lâu. Nó gây kích ứng cho da, mẩn ngứa, viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu mặc đồ có chứa chất này có thể gây ung thư.

Ngoài ra, người có cơ địa dị ứng càng dễ bị nhiễm độc hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một chất mà là một nhóm hợp chất hữu cơ có cấu trúc nhân thơm và nhóm thế là amine. Để biết chúng có gây độc hại hay không thì cần phải phân tích, xét nghiệm mẫu để biết chính xác trong quần áo, vải sợi Trung Quốc có chứa chất độc hại gì, hàm lượng ra sao.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hoá, Trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội khẳng định, chất aromatic amine có khả năng gây ung thư với người sử dụng.

Khi sử dụng phẩm nhuộm azo cho quần áo thuộc da, các phẩm nhuộm azo sẽ dần dần phân giải cho ra các aromatic amine trên và dễ dàng thâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc với da. Ngoài ra, các aromatic amine có độ pH khá cao nên nếu tiếp xúc với da dễ dàng gây kích ứng da, đặc biệt là da trẻ em vì làn da trẻ dễ mẫn cảm. Tuy nhiên, độc chất này chỉ gây hại khi quần áo, vải vóc còn mới. Bình thường thì sẽ không có vấn đề gì nhưng khi mặc trẻ nhỏ va quệt vào miệng thì sẽ nguy hại.

 - 1

50 bộ đồng phục đã được thu hồi tại Trung Quốc. Ảnh: News.cn

Theo các chuyên gia, có một thực tế, nhiều nhà sản xuất còn sử dụng chất formaldehyde (phóc -  môn) để diệt khuẩn, nấm mốc trên vải và trong quá trình dệt nhuộm thì dùng các chất tạo màu trong danh sách cấm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nếu mặc ngay, chất này sẽ làm quần áo có mùi khó ngửi, khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm.

Để nhận biết hàm lượng phóc -  môn có trong quần áo, vải vóc có thể thông qua mùi của chúng. Phóc - môn tuy là một chất khí không màu nhưng có mùi hăng hăng giống hệt như mùi tương hạt cải. Ở nồng độ thấp, phóc - môn có thể gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi và ho. Với nồng độ cao chúng có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở.

Theo khảo sát, hiện trên thị trường các loại quần áo, vải, giày chủ yếu được các chủ hàng nhập từ Quảng Đông và các tỉnh lân cận của Trung Quốc, trong đó có khá nhiều quần áo và đồng phục.

Giặt và phơi nắng nhiều lần trước khi mặc

TS Đặng Chí Hiền cho rằng, để bảo vệ sức khỏe của người dân, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc kiểm tra các lô hàng trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, nhất là từ Trung Quốc.

 - 2

Giặt và phơi nắng nhiều lần trước khi mặc sẽ loại bỏ được chất độc trong quần áo

Các cơ quan chức năng cũng cần đưa ra những thông tin chính xác, tránh gây hoang mang cho người sử dụng. Người dân bằng mắt thường khó có thể nhận biết được sản phẩm chứa chất gây ung thư amine này vì có nhiều hóa chất thể hiện cùng một màu khi quan sát.

Theo TS Hiền, một số hóa chất có thể được loại bỏ khỏi quần áo trước khi mặc bằng cách giặt nhiều lần. "Để đề phòng bệnh tật lây nhiễm, người tiêu dùng nên giặt quần áo thật kỹ và phơi nắng ráo trước khi mặc. Tốt nhất người tiêu dùng nên chọn mua quần áo được sản xuất tại Việt Nam, có nguồn gốc rõ ràng, ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu", TS Hiền đưa ra lời khuyên.

PGS.TS Trần Hồng Côn khuyến cáo, để tránh những độc hại từ các loại quần áo không được sản xuất an toàn, người tiêu dùng nên tránh các loại quần áo có mùi khó ngửi. Với quần áo nhuộm, nên giặt cho đến khi ra hết màu mới sử dụng. Quần áo mới mua về không nên mặc ngay, mà phải giặt nhiều lần để loại bỏ chất độc bám trên đó. Sau đó đem quần áo phơi nắng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại