Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm

Tuyết Nhung |

Hàng triệu người đã vô cùng phẫn nộ khi chứng kiến tình cảnh hai đứa trẻ khuyết tật bị chính gia đình của mình trói chặt vào cây,đối xử không khác gì con vật.

Mới đây cảnh sát Ấn Độ vừa giải cứu thành công hai đứa trẻ khuyết tật bị gia đình bạo hành trong suốt nhiều năm liền. Ngạc nhiên hơn, khi sự việc được phanh phui cả 2 gia đình đều cố gắng chứng minh hành vi tàn ác của họ là đúng đắn, rằng đó là cách duy nhất để tránh phiền toái.

Hai đứa trẻ khuyết tật bị gia đình trói vào cây suốt 5 năm liền.

Đứa bé đầu tiên được giải cứu là Umesh, 8 tuổi bị khiếm thị và có khuyết tật về mặt tinh thần, sống ở Kolyari, bang Rajasthan, miền bắc Ấn Độ. Lúc được tìm thấy, cậu bé đang bị trói trong một cái chuồng bò dơ bẩn, bên cạnh là một con bò đang gặm cỏ.

Cha mẹ của Umesh là Bhagawati Lal và Manu Devi đã qua đời vì bệnh HIV cách đây 5 năm và cậu bé đã sống cùng với ông bà kể từ thời điểm đó. Lí giải cho hành vi của gia đình, bà Peepi Bai -75 tuổi nói rằng họ buộc phải làm như thế vì Umesh rất hung hăng và đã từng bỏ trốn khỏi nhà.

Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm - Ảnh 2.

Cậu bé Umesh 8 tuổi bị khiếm thị và có khuyết tật về mặt tinh thần.

Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm - Ảnh 3.

Cậu bé nằm dài trên mặt đất với một chân bị trói chặt vào chân cột trong một cái chuồng bò.

Bà nói: "Trước năm 3 tuổi, Umesh vẫn là một đứa trẻ bình thường như những đứa trẻ khác. Sau khi cha mẹ qua đời, thằng bé bắt đầu thay đổi cách hành xử. Thỉnh thoảng thằng bé sẽ nổi cơn, trở nên cực kì hung hăng và bỏ đi mà không báo với ai một tiếng nào.

Chúng tôi đã già không còn đủ sức để chạy khắp nơi tìm thằng bé và chúng tôi cũng không có đủ tiền để đưa thằng bé đi điều trị. Vì vậy chúng tôi đã dùng dây trói thằng bé lại để nó giữ nó ở yên trong nhà."

Tương tự như tình cảnh của Umesh, Jiva Ram -11 tuổi sống ở làng Baydi ở Udaipur cũng là một đứa trẻ khuyết tật và bị gia đình đối xử vô cùng tàn nhẫn, bị cột vào cây trong tình trạng không mảnh vải che thân.

Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm - Ảnh 4.

Jiva Ram -11 tuổi bị bệnh bại liệt và suy nhược thần kinh.

Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm - Ảnh 5.

Cậu bé bị chính cha ruột cột chặt vào một cái cây bên ngoài ngôi nhà mỗi khi ra đồng làm việc.

Theo ghi nhận, trước đây Jiva từng mắc bệnh bại liệt dẫn đến một chân của bé bị biến dạng. Đồng thời cậu bé còn bị suy nhược thần kinh. Chính Hurma Ram 35 tuổi – cha ruột của Jiva là người đã cột cậu bé vài cái cây bên ngoài ngôi nhà mỗi khi ra đồng làm việc.

Hurma nói: "Trước đây thằng bé đã từng có hành vi tự tổn hại mình và để tránh những điều tương tự sẽ xảy đến chúng tôi buộc phải trói thằng bé lại."

Được biết, chính Bhoiraj Singh - người sáng lập Tổ chức phi chính phủ Aasra Vikas Sansthan là người đã quyết tâm đưa sự việc ra ánh sáng sau khi nghe báo cáo về hoàn cảnh của hai đứa trẻ.

Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm - Ảnh 6.

Các tổ chức nhân đạo đã vào cuộc giải cứu cho cả hai đứa trẻ.

Ngay lập tức ông đã cho thành lập một đội điều tra, phối hợp với Ủy Ban Phúc lợi Trẻ em và Bộ Nhân quyền Trẻ em tiến hành xác minh và giải cứu cho hai đứa trẻ. Ông cho biết bản thân đã thực sự sốc khi biết rằng cả 2 cậu bé đã bị chính gia đình của mình trói vào cây và đối xử như một con vật.

Ông nói: "Chúng tôi vô cùng sốc khi nhìn thấy tình cảnh của cả hai đứa trẻ. Javi được tìm thấy trong tình trạng trần truồng với một chân đang bị cột chặt vào cây. Umesh thì bị trói vào một cây cột ở bên trong chuồng gia súc. Thật quá đau lòng.

Chúng tôi đã đưa cả hai đứa trẻ đến nhà tình thương. Tại đây các bé sẽ được chăm sóc tốt hơn. Chúng tôi sẽ bắt đầu điều trị bệnh cho các bé và giúp các bé lớn lên dần trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội."

Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm - Ảnh 7.

Sau khi được giải cứu, cả hai đứa trẻ đã được đưa đến nhà tình thương.

Sợ phiền toái, 2 đứa trẻ bị gia đình trói chặt vào cây suốt 5 năm - Ảnh 8.

Tại đây các em sẽ được điều trị bệnh và được chăm sóc để phát triển thành những người có ích cho xã hội.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại