Rạn nứt giữa ông Biden và Netanyahu và câu hỏi lớn cho cuộc xung đột tại Gaza

Ngọc Anh |

Sự rạn nứt đang ngày càng sâu sắc hơn giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong bối cảnh lằn ranh đỏ tại Gaza đặt hai nhà lãnh đạo ở phía đối đầu. Đồng thời đặt ra câu hỏi về việc liệu Mỹ có thể hạn chế viện trợ quân sự hay không nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công ở phía nam dải đất này.

Theo các quan chức Mỹ, căng thẳng giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Netanyahu đã dẫn đến các cuộc tranh luận trong chính nội các Mỹ về việc thuyết phục Israel tạo điều kiện nhiều hơn cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại Gaza và tránh những thương vong nặng nề cho dân thường Palestine trong cuộc xung đột với Lực lượng Hamas.

Đòn bẩy lớn nhất của Tổng thống Biden là nguồn cung vũ khí của Mỹ. Nhưng giờ đây, việc này đã phải dừng lại, bất chấp phản ứng đầy thách thức của chính quyền Thủ tướng Netanyahu đối với những yêu cầu từ Washington và một số Đảng viên Đảng Dân chủ của Tổng thống.

Đối với việc Tổng thống Biden đang dần thất vọng với Thủ tướng Netanyahu, các quan chức Mỹ sẽ không loại trừ thay đổi chính sách của nước này với Israel. Sự thay đổi này sẽ bao gồm cả các điều kiện về viện trợ quân sự nếu Israel thực hiện các cuộc tấn công vào Rafah, miền Nam Gaza.

Rạn nứt giữa ông Biden và Netanyahu và câu hỏi lớn cho cuộc xung đột tại Gaza- Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp năm 2023 (Ảnh: AP)

Nỗ lực tái tranh cử tổng thống năm 2024 của ông Biden đã gây khó khăn cho việc xây dựng chiến lược của ông. Các cố vấn cho rằng, Tổng thống Biden cần tránh mâu thuẫn giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong vấn đề ủng hộ Israel. Bất kỳ quyết định cứng rắn vào của Tổng thống Biden đối với Israel có thể sẽ đi ngược lại lịch sử hàng thập kỷ của ông, với tư cách là người ủng hộ mạnh mẽ Tel Aviv.

Theo ông Aaron David Miller, một cựu nhà đàm phán hòa bình Trung Đông cho biết, ông Biden vẫn đang bị ràng buộc về các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy các quyết định được đưa ra nhằm hạn chế viện trợ vũ khí cho Israel trong trường hợp nước này tiến hành tấn công Rafah, điều mà Tổng thống Mỹ đã cảnh báo trước đó để bảo vệ thường dân trước kế hoạch tấn công của Israel. Hơn một nửa dân số Gaza đang trú ấn trong khu vực Rafah này.

Trao đổi với đài MSNBC, ông Biden tuyên bố cuộc tấn công Rafah sẽ là lằn ranh đỏ và cảnh báo Israel sẽ mất đi viện trợ vũ khí như Iron Dome (hệ thống phòng thủ tên lửa) nếu thực hiện hành động này. Điều này làm tăng thêm suy đoán trong giới truyền thông về việc những vũ khí này có thể được đưa vào nếu ông Biden áp đặt các điều kiện đối với Israel, quốc gia phụ thuộc nhiều vào thiết bị do Mỹ sản xuất.

Bất kỳ hạn chế nào đối với vũ khí tấn công đều có thể khiến Israel đối mặt với rủi ro lớn hơn nếu một cuộc xung đột toàn diện nổ ra với Lực lượng Hezbollah của Lebanon tại biên giới phía bắc hoặc Iran - quốc gia ủng hộ cả Hamas lẫn Hezbollah tham gia vào cuộc xung đột này.

Khi được hỏi về các giới hạn đối với vũ khí, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, ông sẽ không liên quan tới các “giả thuyết này” và cho rằng những suy đoán về Tổng thống Biden là không có căn cứ.

Đáp trả những lời chỉ trích gay gắt của Tổng thống Biden về làn ranh đỏ và việc Israel đang bị tổn hại, Thủ tướng Netanyhu tuyên bố sẽ thúc đẩy chiến dịch quân sự ở Rafah, phần cuối cùng của Dải Gaza, nơi các lực lượng Israel đã không thực hiện một cuộc tấn công trên bộ.

Thủ tướng Netanyahu cũng đã làm rõ lập trường của mình trong một cuộc chia sẻ với đài Politico. Ông cho rằng làn ranh đỏ chính là việc Hamas đã tấn công Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, nước này sẵn sàng đối mặt với sự lên án của cộng đồng quốc tế về phản ứng quân sự đối với cuộc tấn công của Lực lượng Hamas, và khẳng định các chính sách hiện tại của ông chính là để giảm thiểu thương vong cho dân thường.

Theo số liệu từ phía Israel, các binh sĩ Hamas kể từ khi kiểm soát Dải Gaza đã làm thương vong 1.200 người và bắt giữ 253 con tin trong các cuộc nổi loạn vào 5 tháng trước tại miền nam Israel. Bên cạnh đó, theo các cơ quan y tế Gaza, chiến dịch quân sự trả đũa của Israel đã giết chết hơn 31.000 người Palestine.

Trong khi các quan chức Mỹ cho biết không có dấu hiệu của một cuộc tấn công sắp xảy ra vào Rafah, Tổng thống Joe Biden cùng các trợ lý của ông đã đưa ra các cảnh báo về việc phải có các động thái nhằm kiềm chế Israel. Các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu cũng cho rằng đây sẽ là một cuộc tấn công thảm khốc.

Những động thái từ Mỹ đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết kể từ cái chết của hơn 100 người Palestine vào đầu tháng 3 khi đang cố lấy đồ ăn từ một đoàn xe cứu trợ ở phía bắc Gaza.

Phản ứng trước tốc độ viện trợ chậm chạp từ phía Israel, Chính quyền Tổng thống Biden đã tiến hành đợt thả viện trợ nhân đạo từ máy bay đầu tiên và công bố kế hoạch xây dựng một bến cứu trợ nổi ngoài khơi bờ biển Gaza.

Một quan chức Mỹ cho biết, đã có những cuộc thảo luận kín tại Bộ Ngoại giao về việc liệu Mỹ có nên hạn chế viện trợ quân sự cho Israel hay không. Tuy vậy, vấn đề này vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận chung.

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh của cuộc bầu cử, Tổng thống Biden sẽ phải có những bước đi rất cẩn trọng trong việc quyết định xem liệu có gây áp lực với Chính quyền Thủ tướng Netanyahu bằng cách đưa ra các điều kiện liên quan đến vũ khí hoặc rút lại sự bảo vệ ngoại giao của Mỹ đối với Israel tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hay không.

Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ phản đối trước những động thái này vì coi đây là mối đe dọa đối với an ninh của Israel.

Vì vậy, lựa chọn an toàn hơn cho Tổng thống Biden sẽ là tiếp tục chiến lược dần dần tách mình ra khỏi ông Netanyahu, người mà tỷ lệ tán thành trong lòng người dân Israel đã giảm mạnh, trong khi tiếp tục tiếp xúc với người dân Israel, nơi tổng thống Mỹ có một danh tiếng nhất định.

Chính quyền Washington gần đây đang rất nhiệt tình với thành viên nội các chiến tranh Israel Benny Gantz, một chính trị gia trung lập mà các quan chức Mỹ hy vọng sẽ thay thế Netanyahu một ngày nào đó. Động thái này được nhiều người coi là hành động lạnh lùng đối với vị thủ tướng thuộc phe cánh hữu, người vẫn chưa được mời tới Nhà Trắng của Tổng thống Biden.

Nhà phân tích Trung Đông tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins ở Washington Laura Blumenfeld, cho biết ông Biden đang thực hiện một hành động đoạn tuyệt chính trị khi cắt đứt mối quan hệ với ông Netanyahu để “cứu lấy một Israel đang bị tổn hại”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại