Bộ ngoại giao Nga “ra đòn”, Ukraine hết đường chiến đấu

Anh Tú |

Trong lúc khủng hoảng Ukraine leo thang, chính quyền Kiev đã tìm cách mua nóng vũ khí từ Bosnia. Nhưng sau khi bị Bộ ngoại giao Nga cảnh báo, Bosnia đã thôi ý định giao vũ khí cho Ukraine.

Bộ nội vụ Ukraine đã đặt hàng 5 triệu euro để mua 300 tấn vũ khí từ tập đoàn UNIS-Group của Bosnia.

Khi hàng chuẩn bị giao thì Moscow phát hiện và điện Kremlin đã ra lời cảnh báo nghiêm khắc tới Bosnia.

Bộ ngoại giao Nga hôm thứ Năm tuần trước tuyên bố rằng đạn dược được sử dụng trong chiến tranh ở Ukraine có nguồn gốc từ Bosnia.

"Chúng tôi lo ngại rằng chúng (đạn dược do Bosnia sản xuất) được lực lượng an ninh Ukranie sử dụng để bắn phá các thành phố và giết hại dân thường.

Hậu quả của các hành động vô nhân đạo đã được chứng kiến ở nhiều thành phố và làng mạc ở miền đông nam Ukraine", Bộ ngoại giao Nga tuyên bố.

Kremlin cũng kêu gọi Bosnia phải thôi ngay ý định chuyển vũ khí cho Kiev.

"Kế hoạch như vậy là trái với tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ của thành viên trong OSCE.

Động thái này, đặc biệt là vào thời điểm bạo lực đang leo thang ở đông nam Ukraine, sẽ không giúp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, nhưng sẽ dẫn đến nạn nhân mới là thường dân", Bộ ngoại giao Nga cho biết.

Ngay sau đó, chính quyền Bosnia đã ngăn cản việc chuyển giao vũ khí trên cho Ukraine.

Bộ Quan hệ thương mại và kinh tế đã ban hành một tuyên bố nói rằng thương vụ vũ khí vừa qua "liên quan đến các sự kiện chính trị nước ngoài hiện nay".

Do đó, họ quyết định cần phải xin ý kiến của Hội đồng tổng thống Bosnia trước khi xuất sang Ukraine.

Cuối cùng thì đơn hàng vũ khí không giao đúng hạn và quân đội Ukraine càng rơi vào nguy khốn khi đọ súng với phe ly khai.

Lãnh đạo tập đoàn vũ khí UNIS-Group, Suvad Osmanagic vô cùng thất vọng vì mất hợp đồng vũ khí phút chót.

Ông nói rằng các chính trị gia đã làm tổn hại đến toàn bộ ngành công nghiệp, trong đó sẽ gây ra thiệt hại tài chính và khiến nhiều công nhân mất việc.

Ông cho biết đã khiếu nại về tình trạng chính quyền lạm dụng quyền lực khi ra quyết định ngăn chặn việc xuất khẩu.

Osmanagic khẳng định thỏa thuận này là hợp pháp, Ukraine không trong danh sách các quốc gia bị quốc tế cấm xuất khẩu vũ khí.

Ông cáo buộc chính quyền chịu thua áp lực của Nga.

Trước đó, Ukraine tính mua vũ khí từ Ba Lan nhưng phía Ba Lan nói thẳng là không bán hàng miễn phí mà đòi Ukraine phải chi tiền.

Trong khi đó, Mỹ chỉ viện trợ áo gối, chăn mền và nhắc rằng khoản 2 tỷ USD vay từ IMF không được dùng để mua vũ khí.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại