Báo TQ trơ trẽn "khoe" ảnh nhà xây trái phép ở Trường Sa

Ly Vy |

(Soha.vn) - Trung Quốc đã liên tục cải tiến nhà nổi trái phép trên nhiều khu vực thuộc Trường Sa của Việt Nam, nhằm từng bước hợp thức hoá mưu đồ độc chiếm biển Đông.

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã đưa quân ra chiếm một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Xu Bi... Việc ngày càng hoàn thiện, kiên cố hoá các khu nhà cao chân đã làm lộ rõ âm mưu đóng quân lâu dài, từng bước hiện thực cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa.

Mới đây, tờ China News, một trang điện tử lớn ở Trung Quốc đã trơ trẽn đăng bộ ảnh các thế hệ nhà cao chân phi pháp trên một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Việc làm này một lần nữa cho thấy dã tâm của Trung Quốc nhằm xuyên tạc sự thật, lừa dối dư luận quốc tế về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

 	Sĩ quan và binh lính Trung Quốc vận chuyển vật tư xây dựng bằng tay để xây dựng những căn nhà trái phép.

Sĩ quan và binh lính Trung Quốc vận chuyển vật tư xây dựng bằng tay để xây dựng những ngôi nhà trái phép.

 	Thế hệ nhà chân cao đầu tiên mà Trung Quốc dựng lên trái phép bằng tre nứa, cọc gỗ ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thế hệ nhà cao chân đầu tiên mà Trung Quốc dựng lên trái phép ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do China News đăng tải

 	Trung Quốc đã dùng tre nứa, cọc gỗ để trái phép dựng nên những căn nhà chân cao thế hệ đầu.

Trung Quốc đã dùng tre nứa, cọc gỗ để dựng lên những ngôi nhà cao chân phi pháp thế hệ đầu.

 	Với thế hệ nhà chân cao thứ 2, các trụ được làm bằng sắt và đóng thẳng vào nền san hô.

Với thế hệ nhà cao chân thứ 2, các trụ được làm bằng sắt và đóng thẳng vào nền san hô.

 	Các nhà chân cao thế hệ thứ 2 này có thể đứng 1 mình hoặc hình thành 1 cụm nhà.

Các nhà cao chân thế hệ thứ 2 này có thể đứng một mình hoặc hình thành một cụm nhà.

 	So với các nhà chân cao thế hệ đầu tiên thì các nhà chân cao thế hệ thứ 2 có diện tích lớn hơn, là nơi sinh hoạt của lính Trung Quốc đóng quân trái phép trên đảo Trường Sa. (Trong ảnh là lính Trung Quốc trồng rau ở nhà cao chân thế hệ 2).

So với các nhà cao chân thế hệ đầu tiên thì các nhà cao chân thế hệ thứ 2 có diện tích lớn hơn, là nơi sinh hoạt của lính Trung Quốc đóng quân trái phép trên đảo Trường Sa. (Trong ảnh là lính Trung Quốc trồng rau ở nhà cao chân thế hệ 2).

 	Mặc dù có nhiều cải tiến so với nhà thế hệ đầu tiên, nhưng nhà cao chân thế hệ 2 vẫn không đủ sức trụ vững khi gặp điều kiện thời tiết bão gió hoặc nước biển ăn mòn. Do đó Trung Quốc đã tiến hành bê tông hoá các điểm đóng quân trái phép cùa mình ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đây cũng là nhà thế hệ thứ 3.)

Mặc dù có nhiều cải tiến so với nhà thế hệ đầu tiên, nhưng nhà cao chân thế hệ 2 vẫn không đủ sức trụ vững khi gặp điều kiện thời tiết bão gió hoặc nước biển ăn mòn. Do đó Trung Quốc đã tiến hành bê tông hoá các điểm đóng quân trái phép cùa mình ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dựng lên thế hệ nhà chân cao thứ 3 rất kiên cố.

 	Các nhà thế hệ 3 này có diện tích lớn, trên đó bao gồm các công sự, 	doanh trại lính, sân đỗ trực thăng hay thậm chí là một nhà kính (trong ảnh là vườn rau của lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa).

Các nhà thế hệ 3 này có diện tích lớn, trên đó bao gồm các công sự, doanh trại lính, sân đỗ trực thăng hay thậm chí là một nhà kính (trong ảnh là vườn rau của lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa).

 	Cùng với đó, hàng hoá và nhiều nhu yếu phẩm được chuyển tới đây bằng tàu thuyền và cẩn cẩu hiện đại.

Cùng với đó, hàng hoá và nhiều nhu yếu phẩm được chuyển tới đây bằng tàu thuyền và cần cẩu hiện đại.

 	Một phòng vận hành máy khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong nhà chân cao thế hệ thứ 3.

Một phòng vận hành máy khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong nhà cao chân thế hệ thứ 3.

"Phòng học" bên trong nhà cao chân thế hệ thứ 3 của Trung Quốc. Tường của phòng này treo những bức ảnh ghi lại các hoạt động chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa.

 	Một góc trong bếp ăn của binh lính Trung Quốc.

Một góc trong bếp ăn của binh lính Trung Quốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại