Vũ khí tương lai của Nga không phải là bom hạt nhân?

Xuân Lan |

(Soha.vn) - Vũ khí hạt nhân hiện nay vẫn sẽ là đòn răn đe cuối cùng trong một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn với phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay ngày càng gia tăng các cuộc chiến tranh nội địa hóa, vì vậy, việc tạo ra một nhu cầu không vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu chiến lược lâu dài.

Mới đây, chỉ huy các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, Thượng tướng Sergei Karakayev khẳng định rằng Nga đã phát triển hệ thống tên lửa tiên tiến, bao gồm một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới ( ICBM).

“Năm nay sẽ là một phần trong Chương trình vũ khí Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Chúng tôi đã tạo ra các hệ thống tên lửa tiên tiến và đặc biệt, sẽ có một tên lửa hạng nặng”, Karakayev cho biết thêm. Các yêu cầu của quân đội Nga về việc phát triển một ICBM hạng nặng mới đã được phê duyệt trong năm 2011.

Bom chân không do Nga sản xuất.

Tuy nhiên, việc sử dụng các tên lửa đầu đạn hạt nhân vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Trong tương lai, nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng mang tính toàn cầu thì sự sống trên hành tinh có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ qua, thế giới đã trải qua 34 cuộc chiến tranh lớn và nhỏ, bao gồm cả một cuộc chiến tranh quốc tế ở Vịnh Ba Tư, hai chiến dịch tại Chechnya và một cuộc chiến tranh quy mô lớn tại Nam Tư.

Và điều dễ nhận biết nhất trong các cuộc xung đột này đó chính là vũ khí. Nói cách khác, không có cách nào giải quyết xung đột mà không có vũ khí. Xung đột vũ trang gần đây đã được đặc trưng bởi các cuộc chiến đấu ngắn diễn ra trong một khu vực hạn chế và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong tương lai.

Hiện nay, Mỹ đang có một sự tập trung cao vào việc cải thiện vũ khí truyền thống. Ví dụ như để đối phó với Iran, Không quân Mỹ đã phát triển loại bom phá bunker thông minh hạng nặng với tên gọi Massive Ordnance Penetrator (MOP) GBU-57A/B. 

Quả bom này được mệnh danh là một con quái vật 15 tấn, được thiết kế để phá hủy các cấu trúc dưới lòng đất nơi mà Mỹ tin rằng Iran đặt các vũ khí hạt nhân.

Nga thử nghiệm bom chân không.

Trong khi đó, Nga đã quyết định tăng cường vị thế của mình trong khu vực với vũ khí được mệnh danh là “cha đẻ của mọi loại bom” - bom chân không. 

Nga đã thử nghiệm thành công bom chân không với sức công phá bằng một quả bom nguyên tử trong năm 2007. Bom chân không của Nga được đánh giá mạnh gấp 4 lần so với siêu bom MOP do Mỹ sản xuất.

Bom chân không mang ít chất nổ hơn thiết bị của Mỹ nhưng nhiệt độ tại trung tâm vụ nổ cao gấp hai lần và khu vực gây thiệt hại cũng rộng hơn nhiều MOP. 

Ngoài ra, bom chân không có chi phí thấp hơn. Điều quan trọng là các bom chân không sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như bom hạt nhân.

Bom chân không phát nổ theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là một vụ nổ nhỏ nhằm phân tán lượng thuốc nổ thành một đám mây. 

Giai đoạn 2 là đám mây phát nổ, tạo ra một sóng áp lực đi xa hơn nhiều so với chất nổ thông thường. Việc hút khí trong vụ nổ cũng sẽ gây ra một khoảng chân không lớn, gây thiệt hại và thương vong nghiêm trọng.

Hơn nữa, với việc sử dụng bom chân không, Nga sẽ không vi phạm các hiệp ước quốc tế và sẽ không tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Vì vậy, nhiều khả năng bom chân không sẽ là lựa chọn số một trong tương lai về một vũ khí hủy diệt “trong sạch” đối với Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại