Vụ đánh bom máy bay Hàn Quốc đẫm máu của mật vụ Triều Tiên

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

(Soha.vn) - Vào ngày 29-11-1987, khi đang bay trên lộ trình từ Baghdad đến Seoul, chiếc KAL-858 đã phát nổ ngay trên không, cướp đi sinh mạng của 115 người.

KAL-858 là một chuyến bay thường nhật của Hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc, với lộ trình từ Baghdad, Iraq đến Seoul, Hàn Quốc. KAL-858 là một chiếc máy bay Boeing-707 3B5C được đăng ký với số hiệu HL7406.

Chiếc Boeing-707 mang mã hiệu KAL-858 tại sân bay Abu Dhabi vào ngày 29-11-1987.
Chiếc Boeing-707 mang mã hiệu KAL-858 tại sân bay Abu Dhabi vào ngày 29-11-1987.

Vào ngày 29-11-1987, khi đang bay trên lộ trình từ Baghdad đến Seoul, chiếc KAL-858 đã phát nổ ngay trên không bởi 1 quả bom được đặt bên trong cabin chứa hành lý phía trên ghế ngồi ở khoang hành khách. Thủ phạm được xác định là 2 mật vụ có quốc tịch Bắc Triều Tiên.

Vụ việc được cho là nhận sự chỉ đạo từ quan chức Chính phủ Bắc Triều Tiên. Thiết bị phát nổ được đặt bên trong 1 chiếc túi du lịch trước khi chiếc KAL-858 đáp tại sân bay Abu Dhabi, Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để tiếp nhiên liệu.

Trong lúc bay trên trên biển Andaman (vùng biển nằm trong Ấn Độ Dương, thuộc khu vực quản lý của Thái Lan) và chuẩn bị đấp xuống sân bay Don Mueang, Bangkok thì quả bom phát nổ, biến chiếc Boeing-707 thành tro bụi trong phút chốc. Trên máy bay khi đó gồm 104 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn, trong đó có 113 người mang quốc tịch Hàn Quốc, 1 người quốc tịch Ấn Độ và 1 người mang quốc tịch Lebanon. Tất cả đều thiệt mạng. Vụ tấn công vào chiếc máy bay KAL-858 xảy ra chỉ 34 năm sau khi Hiệp định đình chiến giữa 2 miền Triều Tiên được ký kết vào ngày 27-11-1953.

Mảnh vỡ còn lại của chiếc KAL-858
Mảnh vỡ còn lại của chiếc KAL-858

Hai kẻ đánh bom gồm 1 nam và 1 nữ đã chạy trốn đến Bahrain, cố tự sát bằng cách hút xì gà có tẩm cyanide (một chất kịch độc) ngay khi nhận ra nguy cơ bị các lực lượng an ninh bắt giữ. Người đàn ông đã chết vì ngộ độc cyanide, còn thủ phạm nữ là Kim Hyon Hui đã được cứu sống và sau đó đã thừa nhận với các cơ quan điều tra Hàn Quốc về vụ đánh bom.

Kim Hyon Hui đã bị kết án tử hình nhưng nhờ sự thành khẩn và những tình tiết Kim khai với cơ quan điều tra Hàn Quốc nên đã được Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh Tae-woo ân xá và trả tự do. Kim đã làm chứng về sự liên quan trực tiếp của Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Triều Tiên Kim Jong-Il trong vụ việc này.

Với những bằng chứng không thể chối cái, Kim Jong-Il cuối cùng đã thừa nhận về sự dính líu trực tiếp đến vụ tấn công đẫm máu. Ngay sau đó, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên án vụ đánh bom chiếc máy bay mang mã hiệu KAL-858 là “Hành động khủng bố”, cho đến năm 2008 Bắc Triều Tiên vẫn được xếp trong danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Kim Hyon Hui trên đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc KBS
Kim Hyon Hui trên đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc KBS

Kể từ sau vụ tấn công vào chiếc KAL-858, quan hệ ngoại giao 2 miền Nam Bắc Triều Tiên xấu đi trầm trọng, mặc cho những nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao từ Hội nghị Thưởng đỉnh Nam Bắc Triều.

Kim Hyon Hui đã viết 1 cuốn sách về cuộc đánh bom cũng như những sự việc xảy ra trước đó mang tên “The Tears of My Soul” (Tạm dịch: Giọt lệ trong hồn). Trước đó, Kim là một quân nhân trong lực lượng đặc biệt của Bắc Triều Tiên. Vài năm sau, Kim được gọi về để huấn luyện trở thành 1 điệp viên cho những công tác bí mật ở nước ngoài tại một trường tình báo do Chính phủ Bắc Triều Tiên điều hành.

Có nhiều nghi ngờ xung quanh ngôi trường quân đội này, có thông tin cho rằng đây là nơi đào tạo các sát thủ để Chủ tịch Kim Jong-Il sử dụng nhằm xử lý các mối thù cá nhân vào các cơ quan, tổ chức, cũng như các cá nhân trong nội bộ chính phủ Bắc Triều Tiên và cả ở nước ngoài.

Sáu tháng trước khi xảy ra vụ việc, Kim được thông báo rằng bà sẽ được giao nhiệm vụ tấn công 1 chiếc máy bay của Hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc cùng với 1 cộng sự của mình. Kim đã khẳng định rằng vụ đánh bom là chủ ý của Kim Jong-Il. Sau khi ở lại Hàn Quốc và trở thành một nhà chống đối Bắc Triều Tiên, Kim đã bị Chính phủ Bắc Triều Tiên kết tội “Phản bội Tổ quốc”.

Kim được chính phủ Hàn Quốc cho tị nạn tại Seoul và cũng được bảo vệ khá kỹ càng vì lo sợ Chính phủ Bắc Triều Tiên thủ tiêu.

Kim Jong-Il bị cáo buộc trực tiếp chỉ đạo vụ đánh bom chiếc KAL-858
Kim Jong-Il bị cáo buộc trực tiếp chỉ đạo vụ đánh bom chiếc KAL-858

Vụ đánh bom đẫm máu

Ngày 12-11-1987, 2 đặc vụ Bắc Triều Tiên đã rời Bình Nhưỡng sang Moscow, Liên bang Xô Viết. Từ đây, họ đã đi Budapest (thủ đô Hungary). 6 ngày sau, vào ngày 18-11-1987, cặp đôi này đã đến Vienna (thủ đô Áo) bằng motor. Ngay sau khi vượt qua biên giới Áo, người dẫn đường ở cùng họ tại Budapest đã đưa cho cặp đôi này 2 hộ chiếu mang quốc tịch Nhật.

Cả 2 đã đóng vai là du khách Nhật Bản đi du lịch ở Đông Âu và ở tại khách sạn Am Parking tại Vienna. Họ đã đặt 2 chiếc vé máy bay của Hãng hàng không Áo đi Belgrade, Cộng hòa Nam Tư. Sau đó, họ đến Baghdad, Abu Dhabi và cuối cùng là Bahrain. Cặp đôi này cũng chuẩn bị 2 chiếc vé đi từ Abu Dhabi đến Rome, Italy để tẩu thoát sau khi đánh bom chiếc KAL-858.

Ngày 27-1-1987, 2 tên dẫn đường đã lên đường đến Nam Tư bằng tàu từ Vienna để đưa cho cặp đôi này 1 quả bom hẹn giờ, được ngụy trang trong một chiếc radio nhãn hiệu Panasonic được sản xuất tại Nhật. Bên trong chiếc radio gồm 1 quả bom, 1 kíp nổ và 1 chai đựng dung dịch dẫn xuất. Sau đó 1 ngày, cả hai rời Belgrade và đáp xuống sân bay quốc tế Saddam, thủ đô Baghdad, Iraq trên 1 chuyến bay của Hãng hàng không Iraqi Airlines.

Tại sân bay Saddam, họ chờ đợi mục tiêu đánh bom được chỉ định là chuyến bay KAL-858 trong 3 tiếng đồng hồ. Khi chiếc KAL-858 đáp xuống sân bay quốc tế Saddam lúc 11h trưa, cả 2 đã lên máy bay, đặt chiếc túi du lịch có chứa có quả bom ngay bên trên cabin của họ tại ghế ngồi số 7B và 7C. Khi máy bay vừa đáp xuống Abu Dhabi, cả 2 xuống máy bay chuẩn bị cho kế hoạch tẩu thoát.

Bản tường trình chi tiết kế hoạc đánh bom của Kim Hyon Hui
Bản tường trình chi tiết kế hoạc đánh bom của Kim Hyon Hui

9 tiếng sau khi cất cánh từ Abu Dhabi, chiếc KAL-858 đang chuẩn bị tiến vào không phận Thái Lan. Đến 14:05 giờ Hàn Quốc (Korean Standard Time – KST) , quả bom bên trong cabin hành lý phát nổ, ngay lập tức chiếc Boeing-707 vỡ tung trên bầu trời và thành tro bụi, cướp đi mạng sống của 115 người trên chiếc máy bay. Theo ghi âm từ đài không lưu (ATC) Don Mueang thì lời cuối cùng từ cơ trưởng chiếc KAL-858 là: “Chúng tôi hy vọng sẽ đáp xuống Bangkok đúng giờ. Mọi điều kiện thời tiết rất thuận lợi.”

Trong 113 hành khách Hàn Quốc, phần lớn đều là các công nhân xây dựng còn rất trẻ đang trên đường trở về nhà sau một vài năm làm việc tại Trung Đông. Ngoài ra, còn có 1 nhân viên ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Hàn Quốc ở Iraq cùng vợ. Có nhiều hoài nghi rằng: phải chăng nhân viên ngoại giao này chính là mục tiêu của Kim Jong-Il? Những mảnh vỡ từ chiếc KAL-858 đã rơi xuống một vùng biển của Thái Lan, hộp đen và thiết bị ghi âm có lẽ đã bị phá hủy vì vụ nổ bom.

2 chiếc ghế 7B và 7C và cabin hành lý nơi quả bom được đặt vào.
2 chiếc ghế 7B và 7C và cabin hành lý nơi quả bom được đặt vào.

Sau vụ tấn công, 2 kẻ đánh bom đã cố gắng chạy trốn tại Amman, Jordan - bước đầu tiên trong kế hoạc tẩu thoát của họ. Tuy nhiên, đã có một vài rắc rối xảy ra với visa của 2 người này khi bị nhân viên kiểm soát an ninh chặn lại kiểm tra. Do đó, họ đã thay đổi kế hoạch, tẩu thoát tới Bahrain. Thế nhưng, lực lượng an ninh tại Bahrain đã được thắt chặt do có một số thông tin khủng bố. Khi vừa đáp xuống Bahrain, cả 2 đã bị các nhân viên an ninh tình nghi khi kiểm tra hộ chiếu.

Để tránh bị bắt giữ và dẫn độ về Hàn Quốc, họ đã cố gắng tự sát bằng cách hút xì gà có tẩm cyanide. Cuối cùng, chỉ Kim Hyon Hui được cứu sống.

Xem thêm:

Vụ đánh bom máy bay Hàn Quốc đẫm máu của mật vụ Triều Tiên (II)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại