Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với nước ngoài

Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đang đi đúng hướng phát triển bằng cách hợp tác với các đơn vị nước ngoài.

Việt Nam đã tái khẳng định cam kết sẽ tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) quốc phòng thông qua việc đầu tư và hợp tác với các tổ chức nước ngoài, IHS Jane's cho biết hôm 18/5.

Cam kết này đã được Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh cho biết hôm 18/5 trong một tuyên bố của Bộ Quốc phòng để đánh dấu ngày khoa học và công nghệ quốc gia.

Thứ trưởng Trương Quang Khánh nhấn mạnh rằng, những nỗ lực của Việt Nam để tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển quốc phòng trong những năm gần đây đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp nội địa để cung cấp cho Quân đội Nhân dân Việt Nam những công nghệ chủ chốt và những hệ thống liên quan đến giám sát, tuần tra, thông tin cũng như phương tiện bọc thép và sức mạnh chiến đấu.

Tàu tên lửa Molniya là một minh chứng điển hình cho hoạt động hợp tác chuyển giao công nghệ quốc phòng tiên tiến giữa Nga và Việt Nam.

Tàu tên lửa Molniya là một minh chứng điển hình cho hoạt động hợp tác chuyển giao công nghệ quốc phòng tiên tiến giữa Nga và Việt Nam.

Cũng cần lưu ý rằng, trong những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng hợp tác kỹ thuật quân sự với rất nhiều nước khác nhau, thông qua các thỏa thuận mua giấy phép sản xuất và chuyển giao dây chuyền công nghệ quân sự.

Điển hình là hợp đồng mua và đóng mới 6 tàu tên lửa cao tốc Dự án 1241.8 Molniya của Nga theo giấy phép ở trong nước, hợp tác nghiên cứu và chế tạo phiên bản tên lửa hành trình chống hạm Kh-35EV với Tập đoàn Tên lửa chiến thuật KTRV (Nga), chế tạo theo giấy phép tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S, hợp tác phát triển máy bay không người lái với công ty Irkut và Thụy Điển...

Song song với các hoạt động đó, Việt Nam cũng không ngừng mở rộng đối tác hợp tác sang các nước có nền khoa học công nghệ quân sự tiên tiến như Hà Lan (đóng tàu Cảnh sát biển và kiểm ngư lớp DN-2000, tàu hộ vệ tên lửa SIGMA 9814...), với Pháp (cho hệ thống tên lửa phòng không trên hạm VL MICA và hệ thống tên lửa chống hạm Exocet Block 3... cho các tàu hộ vệ tên lửa SIGMA tương lai), với Israel (cho hệ thống radar cảnh giới tầm xa EL/M-2288ER, súng trường tấn công TAVOR, súng trường tấn công IMI Galil ACE 31/32...).

Ở châu Á, Việt Nam cũng không ngừng tăng cường hợp tác với những nước phát triển như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, qua đó vừa học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ phát triển và chế tạo những hệ thống vũ khí tiên tiến để tiến tới dần tự trang bị cho quân đội.

Với một lực lượng vũ trang đang trên đường phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song lại phải chịu nhiều áp lực trước nhiều mối đe dọa an ninh quốc phòng từ bên ngoài. Quân đội Việt Nam đang từng bước được hiện đại hóa để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước và việc hợp tác cùng phát triển hay mua giấy phép sản xuất những trang thiết bị quốc phòng nước ngoài sẽ là một giải pháp và hướng đi đúng đắn, giúp ngành công nghiệp quốc phòng nước ta từng bước lớn mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại