Tìm hiểu các phiên bản đặc biệt của cường kích Harrier

ĐTN |

Ngoài những phiên bản phục vụ trong Quân đội Anh và Mỹ, cường kích cất hạ cánh thẳng đứng Harrier còn có nhiều biến thể phù hợp với yêu cầu của từng quốc gia.

Phiên bản tấn công đêm của Harrier II

Vào cuối năm 1985, Hải quân Mỹ ký một hợp đồng trị giá 2,1 triệu USD với McDonnell Douglas nhằm thiết kế phiên bản tấn công đêm của AV-8B. Nguyên mẫu được định danh AV-8D, hay còn gọi là AV-8B (NA) “Night Attack”.

Cuộc thử nghiệm máy bay mới được tiến hành tại China Lake, sử dụng hệ thống quang điện tử hồng ngoại GEC-Marconi FLIR và kính nhìn đêm GEC Cat Eyes trên TA-7C. Thử nghiệm được đánh giá thành công, đây là 2 thành phần chính tạo thành phiên bản AV-8B (NA) mới.


Hệ thống quang điện tử hồng ngoại GEC-Marconi FLIR (hay còn gọi là MIRLS-1000) gắn ngay trên hệ thống ngắm bom định góc Huges ASB-19 và trước buồng lái của phi công

Hệ thống quang điện tử hồng ngoại GEC-Marconi FLIR (hay còn gọi là MIRLS-1000) gắn ngay trên hệ thống ngắm bom định góc Huges ASB-19 và trước buồng lái của phi công

Năm 1989, GEC nhận được hợp đồng 16 triệu USD cho việc phát triển hệ thống quang điện tử hồng ngoại để gắn ngay trên mũi máy bay và trước mặt phi công.

Bên cạnh đó, màn hình HUD rộng hơn có thể hiển thị thông tin từ hệ thống quang điện tử hồng ngoại và kính nhìn đêm GEC Cats Eyes III thế hệ thứ 3 cũng được cung cấp.

AV-8B (NA) được trang bị màn hình màu thế hệ mới, màn hình CRT hiển thị bản đồ kỹ thuật số được lưu trong đĩa dữ liệu CD-ROM Hamilton ASQ-194.


Kính nhìn đêm GEC Cats Eyes III

Kính nhìn đêm GEC Cats Eyes III

AV-8B (NA) sử dụng động cơ F402-RR-408 (Pegasus 11-61) được cải tiến khí động học cho lá cánh quạt nén và một vài thay đổi nhỏ khác. Tuy nhiên vòng đời động cơ có phần giảm so với trước đó.

Động cơ mới ban đầu xuất hiện vấn đề nhưng đã được khắc phục bằng cách chuyển từ lá cánh quạt titanium sang thép thường. Phần cánh chính lắp gốc cánh kéo dài (LERX), ống hút khí làm mát động cơ trên sống lưng cũng được kéo dài thêm.

AV-8B (NA) mang thêm 4 băng đạn phóng mồi bẫy AN/ALE-39 ở phía trên phần thân sau, cộng với bệ phóng AN/ALE-39 ở vị trí cũ, tổng cộng có 180 đạn mồi bẫy.


AV-8B (NA) được trang bị thêm 4 băng đạn phóng mồi bẫy AN/ALE-39 ở phía trên phần thân sau (khoanh đỏ)

AV-8B (NA) được trang bị thêm 4 băng đạn phóng mồi bẫy AN/ALE-39 ở phía trên phần thân sau (khoanh đỏ)

Chiếc AV-8B thứ 87 (c/n 162966) được chọn làm nguyên mẫu cho AV-8B (NA), nó cất cánh ngày 26/6/1987. Chiếc AV-8B (NA) sản xuất đầu tiên là chiếc thứ 167 (c/n 163853), tất cả các máy bay tiếp theo sẽ được chế tạo theo tiêu chuẩn này cho đến khi Harrier II Plus (AV-8B+) ra đời.

Phi đội VMA-214 là đơn vị đầu tiên nhận được phiên bản AV-8B (NA) vào tháng 9/1989.


Nguyên mẫu AV-8B (NA)

Nguyên mẫu AV-8B (NA)


AV-8B (NA) của Thủy quân Lục chiến Mỹ

AV-8B (NA) của Thủy quân Lục chiến Mỹ

AV-8B+ Harrier II Plus


Nguyên mẫu của AV-8B+, để ý phần mũi máy bay to và dài hơn do nó được trang bị radar AN/APG-65 thay vì hệ thống ngắm bom định góc Huges ASB-19

Nguyên mẫu của AV-8B+, để ý phần mũi máy bay to và dài hơn do nó được trang bị radar AN/APG-65 thay vì hệ thống ngắm bom định góc Huges ASB-19

Trong năm 1987, McDonnell hoàn thành thiết kế sơ bộ về một máy bay tạm gọi là AV-8E. Thiết kế này sử dụng phiên bản mạnh hơn của động cơ Pegasus, gốc cánh kéo dài LERX lớn hơn đi kèm radar cung cấp cả chế độ không đối không và không đối đất.

Tuy nhiên hạn chế kinh phí khiến Thủy quân Lục chiến Mỹ không thể trang bị máy bay này. Năm 1988, BAe và McDonnell cùng hợp tác phát triển phiên bản trang bị radar của Harrier II. Ngoại trừ Sea Harrier, tất cả Harrier trước đó không có radar.


Radar AN/APG-65

Radar AN/APG-65

Trong tháng 9/1990, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Ý đã ký biên bản ghi nhớ để cùng phát triển và sản xuất các biến thể mới. Alenia và CASA được chia 15% khối lượng của chương trình.


Buồng lái của AV-8B+

Buồng lái của AV-8B+

Ở phiên bản này, máy bay sẽ được trang bị radar AN/APG-65 dùng trên F/A-18 Hornet, có cả 2 chế độ đối không và đối đất, dẫn bắn được tên lửa AIM-120 AMRAAM cũng như tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon.

Harrier còn mang thêm một số thiết bị điện tử hàng không mới, bao gồm hệ thống dẫn đường GPS, radio AN/ARC-10, hệ thống mồi bẫy AN/ALE-47… Phiên bản này được gọi là AV-8B+ Harrier II Plus.


AV-8B+ của Thủy quân Lục chiến Mỹ

AV-8B+ của Thủy quân Lục chiến Mỹ

Nguyên mẫu AV-8B+ Harrier II Plus đầu tiên cất cánh vào ngày 22/9/1992. Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi được định danh là TAV-8B.


Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi TAV-8B

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi TAV-8B

Harrier “cánh lớn” cho Không quân Hoàng gia Anh


Harrier G.R Mark 5, để ý có tới 4 giá treo vũ khí dưới cánh chính thay vì 3 như ở AV-8B của Mỹ

Harrier G.R Mark 5, để ý có tới 4 giá treo vũ khí dưới cánh chính thay vì 3 như ở AV-8B của Mỹ

Vào tháng 8/1981, phía Anh ký hợp đồng ghi nhớ với Mỹ để phát triển một phiên bản tương tự AV-8B Harrier II cho Không quân Hoàng gia. Phiên bản này có tên Harrier G.R Mark 5, hay còn gọi là Harrier G.R.5.

Khác với AV-8B, Harrier G.R.5 sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser LRMTS chứ không phải hệ thống ngắm bom định góc Huges ASB-19 như của Mỹ. Phía dưới mũi lắp hệ thống quét hồng ngoại MIRLS (Miniature Infrared Linescan) để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, do thám.

Hệ thống điện tử hàng không của Harrier G.R.5 cũng khác so với AV-8B của Mỹ. Đặc biệt, máy bay sử dụng cánh chính làm từ thép không gỉ và có tới 4 giá treo vũ khí ở mỗi bên thay vì 3 như ở AV-8B.


Harrier G.R Mark 5 của Không quân Hoàng gia Anh

Harrier G.R Mark 5 của Không quân Hoàng gia Anh

Harrier G.R. Mark 7


Cận cảnh phần mũi của Harrier G.R.7, hệ thống quang điện tử hồng ngoại MAC-Marconi FLIR được lắp phía trên hệ thống LRMTS, ngay trước buồng lái phi công (khoanh đỏ), trang bị 2 ăng ten cảnh báo (khoanh xanh)

Cận cảnh phần mũi của Harrier G.R.7, hệ thống quang điện tử hồng ngoại MAC-Marconi FLIR được lắp phía trên hệ thống LRMTS, ngay trước buồng lái phi công (khoanh đỏ), trang bị 2 ăng ten cảnh báo (khoanh xanh)

Harrier G.R. Mark 7 hay còn có tên Harrier G.R.7 là phiên bản tấn công đêm tương tự AV-8B (NA) của Mỹ. Hệ thống quang điện tử hồng ngoại MAC-Marconi FLIR được lắp phía trên hệ thống LRMTS, ngay trước buồng lái phi công.


Harrier G.R.7 của Không quân Hoàng gia Anh

Harrier G.R.7 của Không quân Hoàng gia Anh

Phi công cũng được trang bị kính nhìn đêm và buồng lái có hỗ trợ ánh sáng. Hệ thống điện tử hàng không cũng được cải tiến. Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi có tên Harrier T.10.


Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi Harrier T.10

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi Harrier T.10

Harrier G.R. Mark 9


Harrier G.R.9, bề ngoài không khác gì Harrier G.R.7, tuy nhiên có thể phân biệt nhờ pod quang điện tử Sniper XR dưới bụng máy bay

Harrier G.R.9, bề ngoài không khác gì Harrier G.R.7, tuy nhiên có thể phân biệt nhờ pod quang điện tử Sniper XR dưới bụng máy bay

Harrier G.R. Mark 9 (Harrier G.R.9) là phiên bản được nâng cấp từ Harrier G.R.7 theo chương trình Nâng cấp và Bảo trì chung (Joint Update and Maintenance Program/JUMP) với các hệ thống điện tử hàng không mới. Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi có tên là Harrier T.12.


Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi Harrier T.12

Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi Harrier T.12

VA.2 Matador II


EAV-8B/VA.2 Matador II của Hải quân Tây Ban Nha

EAV-8B/VA.2 Matador II của Hải quân Tây Ban Nha

Hải quân Tây Ban Nha (Armada Española) là lực lượng đầu tiên ngoài Mỹ và Anh sử dụng máy bay cường kích cất/hạ cánh thẳng đứng Harrier. Vào tháng 3/1983, họ đặt mua 12 chiếc EAV-8B, định danh là VA.2 Matador II (bản xuất khẩu của AV-8B Harrier II).


EAV-8B+ của Hải quân Tây Ban Nha

EAV-8B+ của Hải quân Tây Ban Nha

Trước đó Tây Ban Nha đã sử dụng VA.1 Matador - phiên bản xuất khẩu của AV-8A. Đến năm 1990, họ đặt mua tiếp 9 chiếc EAV-8B+ - phiên bản xuất khẩu của AV-8B+ Harrier II Plus và 1 chiếc huấn luyện 2 chỗ ngồi TAV-8B. 10 chiếc này được giao đầy đủ vào năm 1996.


TAV-8B của Hải quân Tây Ban Nha

TAV-8B của Hải quân Tây Ban Nha

AV-8B+ cho Hải quân Italia


TAV-8B của Hải quân Italia

TAV-8B của Hải quân Italia

Hải quân Italia (Marina Militare) đặt mua 2 chiếc huấn luyện 2 chỗ ngồi TAV-8B vào tháng 5/1989 để triển khai trên tàu sân bay trực thăng Giuseppe Garibaldi.


AV-8B+ của Hải quân Italia

AV-8B+ của Hải quân Italia

Sau đó vào tháng 4/1994, họ đặt mua tiếp 16 chiếc AV-8B+ Harrier II Plus để trang bị trên tàu sân bay này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại