Tiết lộ lý do quân đội Ấn Độ không thể chiến đấu quá 20 ngày

Nguyễn Khánh |

Một báo cáo mới đây của chính phủ Ấn Độ tiết lộ rằng quân đội nước này đang phải đối mặt với một cuộc “khủng hoảng đạn dược” nghiêm trọng.

Tuần trước, Cơ quan tổng kiểm toán Ấn Độ (CAG) đã công bố một báo cáo nêu rõ tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng mà quân đội Ấn Độ đang phải đối mặt.

Theo cơ quan này, hiện tại Ấn Độ chỉ có đủ nguồn cung cấp đạn dược trong vòng 20 ngày nếu xảy ra một cuộc giao tranh dữ dội.

Tờ Hindustan Times dẫn lại bản báo cáo của CAG cho biết, lượng đạn dự trữ ở “mức độ rủi ro tối thiểu chấp nhận được” đã không được đảm bảo.

Bản báo cáo cho thấy, tính từ tháng 3 năm 2013, các kho dự trữ đạn của Ấn Độ luôn ở dưới "mức độ rủi ro tối thiểu chấp nhận được" đối với 125 trong tổng số 170 loại đạn dược.

Hiện tại Ấn Độ chỉ có đủ nguồn cung cấp đạn dược trong vòng 20 ngày nếu xảy ra một cuộc giao tranh dữ dội.

Hiện tại Ấn Độ chỉ có đủ nguồn cung cấp đạn dược trong vòng 20 ngày nếu xảy ra một cuộc giao tranh dữ dội.

Quân đội Ấn Độ đã được yêu cầu là phải có đủ số lượng đạn dự trữ ít nhất trong vòng 40 ngày, tính từ lúc bắt đầu nổ ra một cuộc chiến có cường độ cao.

Tuy nhiên, các kiểm toán viên phát hiện ra rằng nguồn cung cấp của khoảng 50 phần trăm các loại đạn dược sẽ chỉ có thể duy trì trong thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ trong vòng 10 ngày giao chiến.

Báo cáo này không khiến các nhà phân tích quân sự ngạc nhiên, bởi quân đội Ấn Độ đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng trong ít nhất 16 năm.

Ví dụ, trong cuộc chiến Kargil kéo dài 70 ngày vào năm 1999, Ấn Độ đã phải mua lượng đạn pháo cần thiết từ Israel với giá vô cùng đắt đỏ.

Năm ngoái, tờ Times of India cũng tiết lộ rằng quân đội nước này không thể kéo dài khả năng chiến đấu nhiều hơn 20 ngày giao tranh dữ dội.

Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng xảy ra với các loại đạn phòng không, đạn chống tăng, tên lửa chống tăng có điều khiển, đạn súng máy chuyên dụng, lựu đạn, ngòi nổ.

Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành “các biện pháp khẩn cấp” để giải quyết vấn đề và đẩy nhanh tốc độ tích lũy “dự trữ tiêu hao trong chiến tranh” (WWR). Theo dự kiến, mức WWR phải đạt 100% vào năm 2019.

Times of India cho biết:

"Mức WWR cần đủ dùng cho 30 ngày giao tranh dữ dội và 30 ngày chiến đấu ở cường độ bình thường.

Với cách tính rằng lượng tiêu hao trong 3 ngày chiến đấu ở cường độ bình thường sẽ bằng 1 ngày giao tranh dữ dội, mức WWR cần đủ dùng cho 40 ngày giao tranh dữ dội ".

Tuy nhiên, quy trình mua sắm vũ khí kéo dài và sự kém hiệu quả của các nhà cung cấp đạn dược do nhà nước quản lý đã khiến tình hình không có sự cải thiện rõ rệt.

Một trong những hậu quả của tình trạng thiếu hụt đạn dược là hiện nay Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu vũ khí.

Xe tăng chủ lực T-90 của Ấn Độ
Xe tăng chủ lực T-90 của Ấn Độ

Chẳng hạn, mới đây Tổ chức nghiên cứu và phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã thất bại trong việc sản xuất loại đạn dành cho các xe tăng T-90 của nước này.

Theo một nhà phân tích quân sự: “Các loại đạn dược được sản xuất tại Ấn Độ đã không tương thích với các hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng, do đó chúng vẫn cần được sửa đổi".

Vì lẽ trên, quân đội Ấn Độ đã quyết định mua khoảng 66.000 đạn chống tăng từ Nga vào đầu năm 2014.

Mặc dù Moscow đột nhiên đẩy giá bán lên 20% nhưng New Delhi đã không còn sự lựa chọn và Bộ Quốc phòng Ấn Độ phải miễn cưỡng đồng ý mua đạn với giá cao hơn ban đầu.

>>> "Sát thủ êm ái" của quân đội Ấn Độ

>>> Lý do Lục quân Ấn Độ xếp xó gần 100 xe tăng Arjun

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại