Tàu tên lửa cỡ nhỏ - Xu thế mới của Hải quân Nga

Ly Vy |

Các tàu tên lửa cỡ nhỏ thế hệ mới đã chứng minh hiệu quả trong chiến dịch quân sự của Nga tại Syria.

Ngày 7/10 năm nay, tên lửa hành trình Kalibr của Nga đã được phóng từ biển Caspian nhằm vào các mục tiêu IS tại Syria.

Tên lửa được triển khai từ các tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Buyan-M vừa gia nhập Hạm đội Caspian, sau đó bay qua 3 quốc gia và tiêu diệt các mục tiêu với độ chính xác gần 100%. Theo thông tin được công bố, tên lửa đã đánh trúng tọa độ được chỉ định với sai số chỉ khoảng 2m.

Tiếp đó, vào ngày 17/11, truyền thông phương Tây cho hay, Nga đã phóng tên lửa hành trình Kalibr từ đông Địa Trung Hải nhằm vào các mục tiêu tại Raqqa, đại bản doanh của IS ở bắc Syria. Các mục tiêu này nằm ngoài phạm vi không kích của Không quân Nga.

Thông tin chi tiết về đợt tấn công không được công bố nhưng có nhiều suy đoán cho rằng tên lửa được phóng từ tàu ngầm  Rostov-on-Don (lớp Kilo) của Nga và các lực lượng hải quân Nga được yểm trợ bởi tuần dương hạm Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen.

Bộ Quốc phòng Nga không xác nhận, cũng không phủ nhận thông tin này.

Cho tới hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga ra thông báo chính thức cho biết trong ngày 8/12, tàu ngầm Rostov-on-Don mới thực hiện đợt tấn công đầu tiên bằng tên lửa hành trình Kalibr từ biển Địa Trung Hải nhằm vào các mục tiêu IS ở Raqqa.

"Các tên lửa nhằm vào hai vị trí lớn của khủng bố trong lãnh thổ Raqqa. Chúng tôi có thể hoàn toàn tự tin nói rằng các kho vũ khí và một nhà máy sản xuất mìn, cũng như cơ sở về dầu mỏ đã chịu thiệt hại nặng nề" - Bộ trưởng Sergey Shoigu nói. 


Tuần dương hạm Moscow.

Tuần dương hạm Moscow.

Theo tờ Russia & India Report, thành công của Hải quân Nga trong chiến dịch quân sự tại Syria phần lớn là nhờ những bước phát triển gần đây của ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, các cơ sở đóng tàu mặt nước hiện đại nhất nằm trên lãnh thổ quốc gia Ukraine mới tuyên bố độc lập.

Nhà máy đóng tàu Nikolayev (trên lãnh thổ Ukraine) là nơi cho ra đời những con tàu hùng mạnh nhất của Hải quân Liên Xô, tiêu biểu là tuần dương hạm Moskva hạ thủy năm 1983 và triển khai hoạt động sau năm 1991.

Với chiều dài gần bằng 2 sân bóng đá, tàu Moskva có tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, mang nhiều loại vũ khí, uy lực nhất là 16 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt có thể đẩy lùi bất cứ cuộc tấn công nào từ biển và yểm trợ cho những cuộc tấn công như Nga đã tiến hành ở Syria.


Tàu tên lửa lớp Buyan-M.

Tàu tên lửa lớp Buyan-M.

Tuy nhiên, xu hướng và tốc độ phát triển của công nghệ quân sự kể từ khi tàu Moskva ra đời cho thấy thời đại của tàu mặt nước có kích thước khổng lồ đã trôi qua.

Nga hiện nay đang tập trung phát triển mẫu tàu mặt nước mới và trong vài năm gần đây đã biên chế nhiều tàu tên lửa cỡ nhỏ. Dù chúng không đạt được tốc độ như tàu tuần dương nhưng lại có hiệu quả cao ở một số khía cạnh khác.

Được trang bị 8 tên lửa hành trình Kalibr và các hệ thống phòng không, Buyan-M là một đối thủ đáng gờm trong chiến tranh hiện đại.

Hiện tại, tàu tên lửa đang được đóng tại nhiều nhà máy của Nga. Các tàu của Hạm đội biển Caspian được đóng tại nhà máy Zelenodolsk, nước Cộng hòa Tatarstan.

Ngoài tàu tên lửa, nhà máy Zelenodolsk còn chế tạo tàu đệm khí, tàu đổ bộ, tàu hậu cần và tàu chống ngầm. Các tàu tuần tra đóng tại đây còn được xuất khẩu sang một số quốc gia châu Á và châu Phi.

Một nhà máy khác chuyên đóng các tàu quân sự cỡ nhỏ là Yantar ở Kaliningrad. Trong thời kỳ Thế chiến 2, nhà máy đã đóng hơn 150 tàu cho Hải quân Liên Xô, trong đó có các tàu nghiên cứu biển cỡ lớn, tàu săn ngầm và tàu đổ bộ tấn công.


Khinh hạm Admiral Grigorovich

Khinh hạm Admiral Grigorovich

Ngày nay, nhà máy chuyên đóng khinh hạm và tàu tuần tra và từ năm 2010, nhà máy đã khởi động dây chuyền chế tạo khinh hạm đề án 11356. Chiếc tàu đầu tiên mang tên Admiral Grigorovich được trang bị nhiều loại vũ khí, trong đó có tên lửa Kalibr.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại