Tại sao Mỹ dùng linh kiện Trung Quốc?

Việc Mỹ dùng linh kiện Trung Quốc trong thiết bị quân sự của mình không còn là điều mới lạ, tuy nhiên đâu là nguyên nhân cho quyết định này?

Mới đây nhất mạng Sina (Trung Quốc) đã công bố hình ảnh buổi huấn luyện tại căn cứ hải quân Great lakes, Illinois, Quân đội Mỹ đã tổ chức cấp phát máy tính bảng do Đài Loan, Trung Quốc sản xuất mang nhãn hiệu Aser cho 137 tân binh huấn luyện tại đây.
Trong máy tính bảng này được tích hợp sách điện tử, thông tin huấn luyện, chức năng thông tin liên lạc, thậm chí nó còn ghi lại tình hình sức khỏe và nội dung kiểm tra huấn luyện của binh lính sử dụng nó.
Số lượng trang bị lần này là 200 chiếc phiên bản dùng thử, chủ yếu nhằm mục đích tìm hiểu sự phù hợp nhất cho việc phổ biến khoa học kỹ thuật vô tuyến trong toàn bộ lực lượng Hải quân Mỹ. Nếu thí nghiệm có được kết quả tốt, kế hoạch này sẽ được triển khai vào đầu năm 2016, công nghệ WiFi và máy tính bảng sẽ có mặt trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ.
Việc quân đội Mỹ dùng thiết bị quân sự có nguồn gốc Trung Quốc không còn là điều quá mới mẻ bởi trước đó, trên dòng tiêm kích đắt đỏ F-35 của mình, Mỹ cũng đã có quyết định tương tự.
Theo Reuters, việc sử dụng linh kiện Trung Quốc diễn ra bất chấp những lo ngại của Mỹ về chương trình do thám và mở rộng quân sự của Bắc Kinh. Theo các tài liệu của Lầu Năm Góc mà Reuters tiếp cận được, Giám đốc bộ phận mua bán vũ khí thuộc Lầu Năm Góc, Frank Kendall đã cho phép hai nhà cung cấp của chương trình F-35 là Northrop Grumman Corp and Honeywell International Inc sử dụng các nam châm Trung Quốc trong hệ thống radar, thiết bị hạ cánh và các phần mềm khác của loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này.
Nếu không có quyết định "phá rào" đó, cả hai công ty có thể bị trừng phạt vì vi phạm luật liên bang, trong khi chương trình F-35 có thể lại bị trì hoãn.
“Đây là một thỏa thuận lớn và một tình huống bất thường, bởi ta vẫn cấm các linh kiện quốc phòng từ Trung Quốc. Tôi chưa từng thấy chuyện như vậy xảy ra trước đây”, ông Frank Kenlon, cựu quan chức cao cấp Lầu Năm góc, hiện giảng dạy tại Đại học Hoa Kỳ, nhận xét.
Theo tài liệu trên, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO), một cơ quan điều tra thuộc Quốc hội, hiện đang thẩm tra 3 trường hợp "phá rào" như vậy có liên quan đến chương trình F-35.
Quốc hội Mỹ đã yêu cầu GAO điều tra và trình báo cáo do những quan ngại rằng các công ty Mỹ đang bị gạt khỏi thị trường kim loại đặc biệt (chuyên ngành quân sự) và rằng, hệ thống vũ khí Mỹ có thể trở nên phụ thuộc vào các linh kiện được chế tạo bởi một kẻ địch tiềm tàng trong tương lai.
Quyết định phá lệnh cấm được áp dụng với các linh kiện chi phí thấp, trong đó có các nam châm giá chỉ 2 USD, được lắp đặt trên 115 chiếc F-35 dùng trong các mục đích thử nghiệm, huấn luyện và sản xuất. GAO lưu ý rằng, một số công ty Mỹ cũng sản xuất được những nam châm tương tự.

Theo tài liệu trên, ông Kendall giải thích rằng, việc "phá rào" lệnh cấm là cần thiết để duy trì tiến độ sản xuất, thử nghiệm và huấn luyện đối với thế hệ máy bay mới nhất của Lầu Năm Góc, tránh tốn kém hàng triệu USD chi phí bổ sung thiết bị cũng như việc trì hoãn kế hoạch của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ - đưa vào sử dụng F-35 trong chiến đấu kể từ giữa năm 2015.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại