Sức mạnh kho tên lửa chống hạm Việt Nam khi thêm Exocet Block-3

Kh-35E được coi là sát thủ diệt hạm của VN, nếu được trang bị thêm Exocet Block-3, kho tên lửa chống hạm của Việt Nam mạnh cỡ nào?

Hồi cuối tháng 11/2013 vừa qua, pháp đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa chống hạm phiên bản mới Exocet MM40 Block3. Được biết, đây là loại tên lửa được trang bị trên chiến hạm Sigma trong tương lai của Việt Nam.
Theo đó, sát thủ diệt hạm Exocet MM40 Block 3 là một biến thể cải tiến mới nhất từ loại Exocet MM40 Block 2, tăng cường khả năng hoạt động, mở rộng tầm bắn và đặc biệt là hiệu quả tác chiến ở khu vực ven bờ.
MM40 Block 3 có thể tiếp cận mục tiêu theo một quĩ đạo bay 3 chiều đã xác định trước, cơ động tấn công trong giai đoạn cuối ở độ cao cách mặt biển rất thấp. Thiết kế khung của tên lửa Exocet MM40 Block 3 giảm thiểu tối đa tiết diện phản xạ tín hiệu sóng radar, giúp nó có khả năng tàng hình nhẹ.
MM40 Block 3 là tên lửa hành trình chống tàu mặt nước tốc độ cận âm được giới thiệu lần đầu năm 1980. MM40 Block 3 được dùng để tấn công tiêu diệt các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung (như tàu hộ vệ, tàu hộ tống, tàu khu trục). Tuy nhiên, MM40 cũng có khả năng đánh chìm được tàu sân bay nếu dùng nhiều loạt đạn tấn công cùng lúc.
Tên lửa có chiều dài 5,79m, đường kính thân 0,35m, sải cánh 1,13m, trọng lượng phóng 875kg. Nó được lắp một động cơ rocket nhiên liệu rắn cho hành trình bay cho phép đạt tầm bắn từ 4-70km, tốc độ hành trình cận âm (Mach 0,9). Trong hành trình bay, độ cao tên lửa cách mặt nước khoảng 100m. Phụ thuộc vào điều kiện sóng biển mà pha cuối tên lửa bay cách mặt biển chỉ 2-15m.
Exocet MM40 Block 3 được đánh giá là một tên lửa diệt hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Vì vậy, sự có mặt của MM40 Block 3 cùng với Kh-35E trong kho tên lửa chống hạm VN sẽ là sự bổ sung hoàn chỉnh nhất. (Trong ảnh: Hệ thống tên lửa Kh-35E)
Hiện nay, sát thủ diệt hạm Kh-35E được trang bị trên các chiến hạm hàng đầu của VN. Kh-35E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).
Tên lửa được phát triển bởi Phòng thiết kế Zvezda (Tổng Công ty Tên lửa Chiến thuật Nga) vào năm 1983 nhằm thay thế cho P-15 Termit đã lỗi thời. Tên lửa có thân hình “khiêm tốn” so với các loại tên lửa chống tàu khác do Liên Xô sản xuất. Kh-35E dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.
Với trọng lượng đầu đạn nặng 145kg, Kh-35E có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn. Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35E rời ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, quá trình bay đến mục tiêu tên lửa sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy.
Trong hành trình bay, Kh-35E được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối. Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn. Kh-35E có tầm bắn 130km.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2004, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua 400 quả Kh-35E. Việc chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2008-2012. Với sức mạnh của Kh-35E cùng với Exocet MM40 Block 3 trong tương lai, sức mạnh chống hạm của Hải quân Việt Nam được tăng lên rất nhiều.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại