Radar "siêu đường chân trời" của Nga canh Bắc Cực

Nga bắt đầu triển khai các đơn vị phòng thủ vũ trụ ở Bắc Cực và xây dựng siêu radar cảnh báo tên lửa sớm tại vùng cực bắc.

“Việc mở rộng phạm vi bao quát của radar cảnh báo tên lửa sớm là một trong những lĩnh vực chính trong công việc của chúng tôi, đặc biệt là khi nó vươn đến cực bắc của nước Nga, chúng tôi đã bắt đầu triển khai các đơn vị tác chiến điện tử tại Bắc cực“, Thiếu tướng Alexander Golovko, tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga cho biết.
Nga có kế hoạch sẽ hoàn thành mạng lưới cảnh báo sớm tên lửa toàn diện của họ vào năm 2018. Bốn trạm radar cảnh báo sớm Voronezh thuộc một phần của mạng lưới này đã được xây dựng, ở Krasnodar, Leningrad, Kaliningrad và Irkutsk. Trong đó, 2 trạm ở Kaliningrad và Irkutsk đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Ngoài trạm radar ở Vorkuta, Nga cũng đang chuẩn bị xây dựng các hệ thống radar thế hệ mới tại các vùng lãnh thổ Krasnoyarsk và Altai, cũng như ở miền trung nước Nga (thuộc khu vực Orenburg), ông Golovko cho biết.
Các radar lớp Voronezh có tầm hoạt động 6.000 km. Chúng có thể được tái triển khai nhanh chóng tới một địa điểm mới và cần ít nhân viên hơn để vận hành, so với các trạm radar thế hệ trước. (Trong ảnh, phạm vi hoạt động của các radar Nga đang triển khai).
Radar Voronezh được mệnh danh là “radar siêu đường chân trời”, nó có thể giúp Nga phát hiện ngay từ đầu các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, cận xa phóng lên từ lãnh thổ của đối phương và các loại tên lửa đạn đạo tầm xa xâm nhập vào vùng phủ sóng của nó.
Hôm 28/11, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ đưa vào trực chiến 7 radar lớp Voronezh trong 5 năm tới. Các hệ thống radar mới này sẽ thay thế cho các hệ thống radar lớp Dnepr và Daryal đã cũ và sẽ bao quát được toàn bộ các đường biên giới của Nga. Khi đưa vào hoạt động, hệ thống radar sử dụng để triển khai ở thị trấn Armavir dự kiến phạm vi giám sát của nó có thể bao quát một không gian cực kỳ rộng lớn bao gồm các quốc gia: Pháp, Tây Ban Nha, Algeria, Sudan, Iran, Afghanistan và một phần của Ấn Độ và Pakistan.
Với hệ thống radar này, Nga sẽ giải được bài về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu, cũng như những nguy cơ từ các quốc gia xung quanh. (S-500, hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Nga)
Đặc biệt, với hệ thống radar này, Nga còn có thể kiểm soát chặt chẽ nhất cử nhất động của tên lửa từ các quốc gia khác, kể cả người láng giềng Trung Quốc. Dù hai quốc gia này đang trong mối quan hệ tốt đẹp, tuy nhiên theo các chuyên gia quan hệ quốc tế nhận định, Nga luôn có sự đề phòng với Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khi Bắc Cực đang ngày càng thu hút sự chú ý của các cường quốc, việc triển khai Voronezh tại cực bắc của đất nước tạo cho Nga những ưu thế hơn hẳn những quốc gia khác. (Trong ảnh, tàu phá băng nguyên tử khổng lồ của Nga ở Bắc Cực)
Xét về mặt địa lý, Nga là quốc gia có lợi thế đặc biệt, động thái đưa Voronezh tới đây cho thấy Nga ý thức được giá trị của Bắc Cực và có những hành động quyết liệt để bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại