Quân đội nước nào mạnh nhất ở Trung Đông?

Ly Vy |

Trang mạng Business Insider đã xếp hạng 15 quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất khu vực Trung Đông.


Trải nghiệm Fanpage Thông tin Quân sự: Mới lạ, Hấp dẫn, Đa chiều

Là một khu vực có vị thế địa chính trị quan trọng trên thế giới và cũng là khu vực thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo nên trong những năm gần đây, Trung Đông đang trở nên "nóng" hơn bao giờ hết. Đối mặt với các nguy cơ trên, các quốc gia tại khu vực Trung Đông đang đầu tư tăng cường tiềm lực quân sự, củng cố quân đội.

Những nghi lễ quân đội quái dị và hài hước Những nghi lễ quân đội quái dị và hài hước

Những người lính mang trên mình bộ trang phục cầu kỳ, thực hiện một loạt các động tác vô cùng phức tạp nhưng lại không kém phần hài hước.

Dưới đây là bảng xếp hạng 15 quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất khu vực Trung Đông do trang Business Insider (Mỹ) xếp hạng (số thứ tự chính là vị trí của quốc gia trên bảng xếp hạng):

15. Quân đội Yemen:

Ngân sách quốc phòng: 1,4 tỷ USD;

66.700 quân nhân đang tại ngũ;

1.260 xe tăng;

181 máy bay;

Quân đội Yemen hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ từ phiến quân Houthi. Lực lượng này đã chiếm trụ sở Bộ quốc phòng Yemen tại thủ đô Sa'ana vào tháng 09-2014. Ngoài ra, quân đội Yemen còn phải đối mặt với mối đe dọa từ một nhánh lớn của lực lượng khủng bố Al Qaeda và đây cũng là một trong những nước có tỷ lệ người sở hữu súng cao nhất trên thế giới.

Đọ quân phục ngụy trang của 7 đại gia quân sự thế giới Đọ quân phục ngụy trang của 7 "đại gia" quân sự thế giới

(Soha.vn) - Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mẫu họa tiết ngụy trang quân phục khác nhau như: MultiCam, Digital, Woodland, DPM, ERDL, Tiger Stripe...

14. Quân đội Lebanon (Li-băng):

Ngân sách quốc phòng: 1,7 tỷ USD;

131.100 quân nhân đang tại ngũ;

318 xe tăng;

57 máy bay;

Quân đội Lebanon là lực lượng quân đội tình nguyện kể từ khi nước này chấm dứt luật nghĩa vụ quân sự vào năm 2007. Trong quá khứ, quân đội Lebanon bị duy trì ở quy mô nhỏ do bất đồng nội bộ giữa các nhóm tôn giáo khác nhau. Sau khi kết thúc cuộc nội chiến, trọng tâm của quân đội Lebanon là chống khủng bố và gìn giữ trật tự. Tuy nhiên, quân đội Lebanon vẫn không đủ khả năng giải giáp lực lượng Hezbollah vốn còn thiện chiến hơn quân đội Lebanon.

13. Quân đội Iraq

Ngân sách quốc phòng: 6 tỷ USD;

271.500 quân nhân đang tại ngũ;

357 xe tăng;

212 máy bay;

Cơ cấu hiện nay của quân đội Iraq được tạo dựng sau cuộc tấn công của Mỹ vào năm 2003. Quân đội nước này hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, căng thẳng nhất là cuộc chiến với lực lượng Nhà nước hồi giáo tự xưng (IS). Trong cuộc chiến này, quân đội Iraq đã chịu thiệt hại nặng nề tỏ rõ sự yếu kém của mình.

Số vũ khí hiện nay của quân đội Iraq đến từ Mỹ là chủ yếu, bao gồm: xe bọc thép Humvee, pháo, xe tăng M1A1, ngoài ra còn có các vũ khí mà Nga vừa bán cho nước này.

12. Quân đội Bahrain:

Ngân sách quốc phòng: 730 triệu USD;

13.000 quân nhân đang tại ngũ;

180 xe tăng;

105 máy bay;

Quân đội Bahrain sử dụng phần lớn vũ khí do Mỹ chế tạo, bao gồm: trực thăng Black Hawk, máy bay chiến đấu F-16. Căn cứ hải quân Juffair của Bahrain là nơi đặt Bộ Chỉ huy hạm đội 5 Hải quân Mỹ, cùng hơn 6.000 quân nhân. Vào năm 2002, Bahrain được Mỹ coi là đồng minh chiến lược ngoài khối NATO. Bahrain cũng vừa tham gia không kích vào IS.

11. Quân đội Qatar:

Ngân sách quốc phòng: 1,9 tỷ USD;

11.800 quân nhân đang tại ngũ;

90 xe tăng;

72 máy bay;

Năm 2014, Qatar đặt mua một số lượng lớn vũ khí từ Mỹ (gồm các hệ thống phòng không Patriot và trực thăng vũ trang Apache) với tổng giá trị hợp đồng lên tới 11 tỷ USD. Động thái này cho thấy quân đội Qatar đang cố gắng bắt kịp với các nước khác trong khu vực, khi rất nhiều lực lượng quân đội tại đây đang tăng cường hiện đại hóa.

10. Quân đội Kuwait:

Ngân sách quốc phòng: 5,2 tỷ USD;

15.500 quân nhân đang tại ngũ;

368 xe tăng;

101 máy bay;

Quân đội Kuwait được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại của Mỹ như hệ thống phòng không Patriot, máy bay F/A-18. Quân đội Mỹ đồng thời cũng huấn luyện và hỗ trợ quân đội nước này. Hiện nay, lính thủy đánh bộ Mỹ đang đóng quân tại căn cứ không quân Ali-al-Salem của Kuwait vốn chỉ cách biên giới với Iraq 23 dặm.

9. Quân đội Oman:

Ngân sách quốc phòng: 6,7 tỷ USD;

72.000 quân nhân đang tại ngũ;

215 xe tăng;

101 máy bay;

Oman có mối quan hệ chính trị và quân sự lâu đời với cả Mỹ và Anh.

Theo tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), Oman có nền kinh tế thu nhập cao và được đánh giá là một trong những quốc gia yên bình nhất thế giới. Oman không rơi vào cuộc chiến tranh nào kể từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa quân đội nước này yếu, quân đội Oman sở hữu nhiều loại vũ khí hiện đại, trong đó có phiên bản F-16 tiên tiến nhất, nước này cũng đang quan tâm đến việc đặt mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.

8. Quân đội Jordan:

Ngân sách quốc phòng: 1,5 tỷ USD;

110.700 quân nhân đang tại ngũ;

1.321 xe tăng;

246 máy bay;

Jordan nằm trong nhóm nước đồng minh ngoài khối NATO của Mỹ kể từ năm 1996, giúp nước này nhận được rất nhiều viện trợ vũ khí của Mỹ cũng như được quân đội Mỹ huấn luyện và đào tạo. Quân đội Mỹ đã hỗ trợ quân đội Jordan 82 triệu USD kể từ năm 2009, Mỹ cũng bán máy bay F-16 và các tên lửa không đối không hiện đại cho Jordan. Tuy sở hữu lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhưng quân đội Jordan có lực lượng xe tăng và không quân còn yếu kém.

7. Quân đội Syria:

Ngân sách quốc phòng: 1,9 tỷ USD;

220.000 quân nhân đang tại ngũ (trước khi nội chiến nổ ra vào năm 2011);

4.950 xe tăng;

473 máy bay;

Quân đội Syria đang bị "chôn chân" trong cuộc nội chiến kéo dài 3 năm qua. Thành phần quân đội Syria bao gồm cả lực lượng chuyên nghiệp và lính tình nguyện. Vũ khí của nước này phần lớn đến từ Nga, trong đó có một số loại vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu MiG-29, hệ thống Pantsir-S1.

Trước khi nội chiến xảy ra, Syria sở hữu lực lượng quân đội nằm trong top những quân đội mạnh nhất ở khu vực cùng với một hệ thống phòng không hiệu quả nhất trên thế giới. Hiện nay, tuy chịu nhiều thiệt hại nhưng quân đội Syria vẫn được đánh giá là thế lực có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực.

6. Quân đội Ai Cập:

Ngân sách quốc phòng: 4,4 tỷ USD;

468.500 quân nhân đang tại ngũ;

4.767 xe tăng;

1.100 máy bay;

Quân đội Ai Cập là một trong những quân đội lâu đời và lớn nhất ở khu vực Trung Đông. Hiện nay, trong biên chế của quân đội Ai Cập có hơn 1.000 xe tăng M1A1 Abram (phần lớn trong số này được lưu giữ trong kho), Không quân nước này có 221 máy bay chiến đấu F-16 cùng nhiều loại máy bay khác do Mỹ cung cấp.

Tuy nhiên, khả năng chiến đấu thực tế của quân đội Ai Cập vẫn còn nhiều nghi ngờ, quân đội nước này gặp nhiều khó khăn khi chiến đấu với các tổ chức khủng bố và chống đối ở bán đảo Sinai.

5. Quân đội Iran:

Ngân sách quốc phòng: 6,3 tỷ USD;

545.000 quân nhân đang tại ngũ;

2.409 xe tăng;

481 máy bay;

Iran vốn chịu lệnh cấm vận từ Mỹ và các quốc gia phương Tây từ năm 1979. Tuy nhiên nước này đã tự lực phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Iran đã chế tạo được xe tăng, tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái,... Bên cạnh đó, nước này vẫn còn sở hữu nhiều vũ khí của Mỹ như máy bay F-14 cũng như một số loại vũ khí do Nga sản xuất như máy bay Su-24, Su-25,...

4. Quân đội UAE (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất):

Ngân sách quốc phòng: 14,4 tỷ USD;

65.000 quân nhân đang tại ngũ;

545 xe tăng;

444 máy bay;

Là quân đội có sự phát triển nhanh nhất trong khu vực, quân đội UAE hiện nay đang mua sắm nhiều loại vũ khí mới từ các nước: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức,... cũng như nâng cấp các hệ thống vũ khí cũ. UAE hiện đang sở hữu phiên bản hiện đại nhất của loại máy bay chiến đấu F-16. Nước này cũng dự định mua các máy bay tàng hình thế hệ 5 F-35. Tốc độ tăng trưởng ngân sách quốc phòng của UAE đã tăng 85% kể từ năm 2004 và lọt trong top 15 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng trong khi nước này chỉ có 9 triệu dân.

3. Quân đội Saudi Arabia (Ả-rập Xê-Út):

Saudi soldiers march during Abdullahs Sword military drill in Hafar Al-Batin, near the border with Kuwait April 29, 2014 (Reuters / Faisal Al Nasser)

Ngân sách quốc phòng: 56,7 tỷ USD;

233.500 quân nhân đang tại ngũ;

1.095 xe tăng;

652 máy bay;

Saudi Arabia là quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Trung Đông và cũng đứng thứ 4 trong số các quốc gia chi ngân sách quốc phòng nhiều nhất thế giới. Phần lớn vũ khí của quân đội Saudi Arabia là mua từ Mỹ hoặc các quốc gia phương Tây. Kết quả là nước này sở hữu kho vũ khí hiện đại nhất khu vực (ngoại trừ Israel), đặc biệt là lực lượng Không quân Saudi Arabia sở hữu rất nhiều loại máy bay hiện đại và được cho sẽ vượt Không quân Israel trong thời gian gần.

2. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ:

Ngân sách quốc phòng: 18,1 tỷ USD;

410.500 quân nhân đang tại ngũ;

3.657 xe tăng;

989 máy bay;

Là một quốc gia thuộc khối NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng quân đội cực kỳ hùng hậu, trong đó phải kể đến rằng nước này sở hữu phi đội F-16 lớn nhất trên thế giới (ngoài Mỹ). Nước này cũng tự chế tạo được xe tăng, trực thăng vũ trang, tên lửa,... Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia đóng góp cho chương trình F-35 và dự định sẽ mua các máy bay này.

1. Israel:

Ngân sách quốc phòng: 15 tỷ USD;

176.500 quân nhân đang tại ngũ;

3.870 xe tăng;

680 máy bay;

Quân đội Israel là lực lượng có thành tích chiến đấu tốt nhất trong khu vực Trung Đông, đây cũng là quốc gia có quy định nghĩa vụ quân sự chặt chẽ nhất trên thế giới (mọi công dân Israel dùng là nam hay nữ khi đến tuổi đều bắt buộc gia nhập quân đội). Israel sở hữu một kho vũ khí cưc kỳ lớn bao gồm các loại vũ khí tối tân như máy bay chiến đấu, xe tăng, tên lửa,... và đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Quân đội Israel cũng có kinh nghiệm trận mạc vượt xa các đối thủ khác trong khu vực. Ngoài ra, Israel còn có ngành công nghiệp quốc phòng cực kỳ phát triển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại