Triều Tiên đang sở hữu bao nhiêu tên lửa đạn đạo?

Hà Dũng (TH) |

(Soha.vn) - Triều Tiên được cho là sở hữu hơn 1.000 tên lửa đạn đạo có khả năng khác nhau, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm xa có thể với tới bờ Tây nước Mỹ.

Gây dựng từ cơ sở tên lửa Scud của Nga

Chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng đã tiến hành trong vài thập kỷ qua, từ tên lửa pháo binh chiến thuật trong những năm 1960 và 70 đến tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong những năm 1980,1990. Các loại tên lửa có khả năng lớn hơn vẫn đang được tiếp tục phát triển.

Theo đánh giá của các chuyên gia, một số tên lửa của Triều Tiên có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Mặc dù Triều Tiên không tuyên bố các chương trình chế tạo tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, nhưng một báo cáo tình báo Mỹ bị rò rỉ vào tháng 4/2013 cho biết đến nay Triều Tiên có thể đã có khả năng bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân với "độ tin cậy thấp".  Lầu Năm Góc sau đó đã phủ nhận thông tin.

	Tầm bắn của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Tầm bắn của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên

Chương trình tên lửa của Triều Tiên chủ yếu được phát triển từ tên lửa Scud của Nga. Vào đầu năm 1969, lần đầu tiên tên lửa này được biên chế trong lực lượng tên lửa chiến thuật của Liên Xô. Đến năm 1976 một lượng tên lửa Scud đã được Nga chuyển giao cho Ai Cập vào năm 1976.  Sau đó Ai Cập được cho là đã cung cấp cho Triều Tiên tên lửa kèm theo thiết kế để đáp lại sự ủng hộ của Triều Tiên dành cho Ai Cập trong cuộc chiến tranh với Israel.

Đến năm 1984, Triều Tiên đã chế tạo được tên lửa Scud đầu tiên, các tên lửa này được gọi là Hwasong-5. Tiếp theo đó là tên lửa Hwasong-6 với kích thước và tầm bắn lớn hơn. Cuối cùng là Nodong - thực chất là tên lửa Hwasong-6 với kích thước lớn hơn 50%.

Tiếp theo đó Triều Tiên nghiên cứu và chế tạo tên lửa Taepodong bao gồm nhiều tầng có khả năng dùng để phóng vệ tinh. Vào năm 2006, Triều Tiên đã tiến hành bắn thử nghiệm một tên lửa Taepodong-2, các chuyên gia dự đoán rằng tên lửa này chính là tên lửa được thử nghiệm tiếp trong năm 2009 và 2012. Tất cả ba lần thử nghiệm này đều được Mỹ đánh giá là thất bại.

Tuy nhiên, vào ngày 12/12/2012, Triều Tiên đã thử nghiệm thành công một tên lửa đẩy ba tầng. Vụ thử tên lửa này bị nhiều nước lên án là một vụ thử tên lửa đạn đạo dưới vỏ bọc của một tên lửa đẩy dùng để phóng vệ tinh.

	Các loại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên

Các loại tên lửa đạn đạo của Triều Tiên

Tên lửa tầm ngắn

Phân loại tên lửa theo tầm bắn tên lửa của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ

Tên lửa tầm ngắn: dưới 1.000 km

Tên lửa tầm trung bình: 1.000-3.000 km

Tên lửa tầm trung: 3.000-5.500 km

Tên lửa liên lục địa: hơn 5.500 km

Triều Tiên được cho là sở hữu của một loạt các tên lửa tầm ngắn, như KN-02, tầm xa lên tới 120km, có thể nhằm vào căn cứ quân sự của Hàn Quốc.

Bên cạnh đó là các tên lửa Hwasong-5 và Hwasong-6, còn được gọi là tên lửa Scud-B và C, có tầm xa tương ứng hơn 300 km và 500 km. Những tên lửa này mang đầu đạn thông thường, nhưng cũng có thể có khả năng mang các loại đầu đạn sinh học, hóa học và hạt nhân.

Các tên lửa Hwasong-5 và 6 đều đã được thử nghiệm và đưa vào trang bị. Các chuyên gia quân sự tin rằng, với các tên lửa tầm ngắn này Triều Tiên có khả năng tấn công vào bất kỳ khu vực nào trên lãnh thổ Hàn Quốc. Theo các thông tin của Mỹ, các tên lửa Hwasong-6 cũng đã được bán cho Iran, nơi nó được gọi là Shehab 2.

	Bố trí lực lượng quân sự trên bán đảo Triều Tiên

Bố trí lực lượng quân sự trên bán đảo Triều Tiên

	Tên lửa đạn đạo chiến thuật KN-02, dài 6,4m, đường kính 650mm, trọng lượng 2.000kg, tầm bắn từ 100-120km

Tên lửa đạn đạo chiến thuật KN-02, dài 6,4m, đường kính 650mm, trọng lượng 2.000kg, tầm bắn từ 100-120km

	Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-5  tầm bắn 330km

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-5  tầm bắn 330km

	Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6, biến thể nâng cấp của Hwasong-5, tầm bắn 500km

Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6, biến thể nâng cấp của Hwasong-5, tầm bắn 500km

Tên lửa Nodong

Triều Tiên tiếp tục triển khai một chương trình tên lửa vào cuối năm 1980 để xây dựng một tên lửa mới, được gọi là Nodong, với tầm bắn 1.000 km. Giới quân sự Mỹ nhận định mục tiêu của loại tên lửa này là Nhật Bản.

Các tên lửa Nodong dựa trên thiết kế tên lửa Scud, nhưng kích thước lớn hơn 50% và sử dụng một động cơ mạnh hơn. Có rất ít thông tin chi tiết về loại tên lửa này.

Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược toàn cầu, có một vài chi tiết chính xác được biết có thể dùng để đánh giá về sự quá trình nghiên cứu, sản xuất và triển khai của Nodong.

Các nghiên cứu tin rằng vũ khí không đủ độ chính xác để sử dụng có hiệu quả tấn công vào các mục tiêu quân sự, ví dụ như căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản. Một báo cáo vào tháng 5 năm 2006 của Trung tâm nghiên cứu không phổ biến hạt nhân Hoa Kỳ kết luận: loại tên lửa này có một "vòng tròn lỗi" (vòng tròn xác suất – PV) trong phạm vi 2-4km. Điều này có nghĩa là một nửa số tên lửa bắn ra sẽ rơi chệch ra khỏi vòng tròn có bán kính 2-4 km với tâm là mục tiêu. Do đó, các nhà phân tích cho rằng nếu Nodong được sử dụng để tấn công các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, nó có thể dẫn đến những thương vong dân sự.

	Tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong-1, tầm bắn từ 900-1.300km

Tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong-1, tầm bắn từ 900-1.300km

Tên lửa Musudan

Tên lửa Musudan, còn được gọi là Nodong-B, Taepodong-X, là một tên lửa đạn đạo tầm trung. Khả năng mục tiêu của nó là các căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản và Thái Bình Dương.

Theo ước tính, tầm bắn của loại tên lửa này khác nhau đáng kể. Tình báo Israel ước tính tầm bắn khoảng 2.500 km, trong khi Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ ước tính tầm bắn 3.200 km, các nguồn tin khác cho rằng tên lửa này đạt tầm bắn trên 4.000 km.

Có những khác biệt này là do các tên lửa Musudan chưa bao giờ được thử nghiệm công khai.

	Tên lửa Musudan dài 12-19 m, có tầm bắn khoảng 3.000 km

Tên lửa Musudan dài 12-19 m, có tầm bắn khoảng 3.000 km

Tên lửa Taepodong-1 và 2 (bao gồm cả tên lửa vũ trụ Unha)

Taepodong-1 - được biết đến như Paektusan-1 của Triều Tiên. Đây là tên lửa nhiều tầng đầu tiên mà Triều Tiên chế tạo.

Dựa trên hình ảnh vệ tinh, Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) tin rằng Taepodong-1 có tầng một là một tên lửa Nodong và tầng thứ hai là một tên lửa Hwasong-6. Taepodong-1  có tầm bắn ước tính 2.200 km, nhưng ít chính xác hơn so với Nodong.

Tên lửa này đã được phóng thử nghiệm một lần vào tháng 8 năm 1998 dưới dạng một tên lửa đẩy dùng để phóng vệ tinh. Thay vì tải trọng là đầu đạn, tên lửa mang một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo ở tầng thứ 3. FAS chỉ ra rằng mặc dù hai tầng đầu tiên đã làm việc tốt nhưng tâng thứ 3 đã hoạt động không chính xác và đã không có vệ tinh nào được đưa vào quỹ đạo.

Các tên lửa Taepodong-2 - hoặc Paektusan-2 - cũng là một tên lửa đạn đạo có hai đến ba tầng, nhưng là phiên bản cải tiến dựa trên cơ sở các tên lửa Taepodong-1. Tầm bắn của nó được ước tính nằm trong khoảng từ 5,000-15,000 km. Trung tâm Nghiên cứu không phổ biến hạt nhân đặt ra con số tối đa khoảng 6.000 km.

Trước tháng 12 năm 2012, tên lửa Taepodong-2 đã được thử nghiệm ba lần, vào năm 2006, 2009 và tháng 4 năm 2012. Các lần thử nghiệm này đều bị thất bại. Theo các nguồn tin của Mỹ, trong lần thử nghiệm vào sáng ngày 05/7/2006 (tại Mỹ vẫn còn là ngày Quốc khánh 04/7), tên lửa chỉ bay được 42 giây trước khi phát nổ.

Phiên bản tên lửa đẩy dùng để đưa vệ tinh vào không gian của Taepodong-2 thất bại hai lần vào tháng 4 năm 2009 và tháng 4 năm 2012. Những lần phóng này bị Mỹ và Hàn Quốc quy kết là một vụ thử tên lửa tầm xa.

Sau những nỗ lực bị thất bại trước đó, đến ngày 12/12/2012, Triều Tiên đã thử nghiệm thành công một tên lửa đẩy ba tầng sử dụng công nghệ của tên lửa Unha. Tên lửa được phóng đi vào lúc 09h49’ địa phương (00:49 GMT) và đã đi theo quỹ đạo dự kiến. Mỹ khẳng định một vật thể đã được đưa vào không gian.

Mặc dù tên lửa đạn đạo và tên lửa đẩy vũ trụ có quỹ đạo khác nhau nhưng thực ra chỉ là cách sử dụng khác nhau dựa trên một nền tảng chung về công nghệ bao gồm kết cấu, điều khiển, động cơ và nhiên liệu. Như vậy nếu tên lửa Taepodong-2 đã thành công thì với tầm bắn của nó có thể đe dọa cả Úc và các bộ phận lãnh thổ phía Tây của Mỹ. Theo đánh giá tên lửa này có thể mang được đầu đạn nhỏ hơn 500 kg.

	Tên lửa đạn đạo tầm trung Taepodong-1, tên lửa có chiều dài 25,8 mét, đường kính 1,8 mét, trọng lượng tới 33,4 tấn, tầm bắn khoảng 2.500km.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Taepodong-1, tên lửa có chiều dài 25,8 mét, đường kính 1,8 mét, trọng lượng tới 33,4 tấn, tầm bắn khoảng 2.500km.

	Tên lửa đạn đạo liên lục địa Taepodong-2, tên lửa có chiều dài 35,8 mét, đường kính 2,2 mét, trọng lượng tới 79 tấn, tầm bắn khoảng 5.000 - 15.000 km

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Taepodong-2, tên lửa có chiều dài 35,8 mét, đường kính 2,2 mét, trọng lượng tới 79 tấn, tầm bắn khoảng 5.000 - 15.000 km

Nhân vật mới nhất – tên lửa KN-08

Các KN-08, còn được biết đến dưới tên gọi là Nodong-C và Hwaseong-13, là tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên.

Nguyên mẫu của tên lửa được giới thiệu lần đầu tiên trong duyệt binh tháng 4 năm 2012 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Sáu tên lửa đã được chở trên xe tải 16 bánh. Các xe bệ phóng được cho là dựa trên cơ sở xe WS-51200 của Trung Quốc. Các chuyên gia nhận dịnh dù đã được chuyển đổi để phóng tên lửa, xe tải này không có khả năng chịu được ảnh hưởng từ luồng phụt từ động cơ tên lửa, do vậy nó chỉ sử dụng được một lần.

	Tên lửa KN-08 có tầm bắn lên đến 10.000km

Tên lửa KN-08 có tầm bắn lên đến 10.000km

KN-08 có kích thước khoảng 17m, đường kính tầng 1 và 2 khoảng 1,9m, tầng thứ 3 khoảng 1,3m. Theo ước tính tên lửa KN-08 có tầm bắn lên đến 10.000km và có thể tấn công lục địa nước Mỹ.

Tên lửa đạn đạo nhiên liệu lỏng thường chỉ có hai tầng, với kết cấu này sẽ cho hiệu suất tốt nhất. Thiết kế ba tầng đối với KN-08 của Triều Tiên làm các chuyên gia phương Tây phải bối rối. Trong khi đó thiết kế ba tầng thường được sử dụng cho tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn, các nhà phân tích phương Tây tin rằng Triều Tiên chưa có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn.

Với sự gia tăng đáng kể về sức mạnh quân sự của Triều Tiên, đặc biệt là lục lượng tên lửa chiến lược. Tình hình bán đảo Triều Tiên đang diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi sự kiềm chế và trách nhiệm của các bên liên quan để không xảy ra xung đột.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại