Nga sửa chữa trực thăng quân sự tại Việt Nam

Chúc Sơn |

Phòng thông tin báo chí tập đoàn "Trực thăng Nga" ngày 16/2 cho biết, Nga và Việt Nam đang nghiên cứu khả năng sửa chữa trực thăng quân sự Mi-8/Mi-17.

"Tập đoàn đang tiếp tục phát triển hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực sửa chữa và bảo trì máy bay trực thăng.

Trên cơ sở xí nghiệp liên doanh sửa chữa Việt-Nga Helitechco đang xem xét triển vọng cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy bay quân sự Mi-8/Mi-17" theo phòng thông tin báo chí.

Helitechco được thành lập giữa Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam và Công ty CP Trực thăng Nga, chuyên đại tu các máy bay trực thăng nhãn hiệu Mi.

Hiện lãnh đạo Helitechco đang cùng với Tập đoàn Rostec nghiên cứu nâng quy mô xí nghiệp lên thành Trung tâm Sửa chữa cấp khu vực ở Đông Nam Á để có thể đại tu các máy bay trực thăng dòng Mi, sửa chữa các máy bay trực thăng dòng Mi-17B-5 và Mi-171 cùng các máy bay trực thăng quân sự.

Trực thăng quân sự dòng Mi đang được Việt Nam sửa chữa.
Trực thăng quân sự dòng Mi đang được Việt Nam sửa chữa.

Hiện nay, ngoài Helitechco, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Trực thăng, thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc Phòng) cũng đã thuần thục các thao tác sửa chữa trực thăng dòng Mi.

Trải quan 20 năm hoạt động, đơn vị này đã sửa chữa được khoảng 200 trực thăng Mi và đây cũng là đơn vị duy nhất ở Đông Nam Á được cấp chứng chỉ bảo dưỡng trực thăng Mi.

Ngoài ra, các kỹ sư Việt Nam còn tự chế tạo bàn thử, tiết kiệm hàng tỷ đồng cho mỗi bàn thử. Sự chủ động nắm bắt công nghệ sửa chữa Mi của đơn vị còn được kỳ vọng mở rộng ra làm chủ kỹ thuật sửa chữa tất các các loại trực thăng khác.

Không chỉ tự chủ trong việc sửa chữa trực thăng, hiện nay Nhà máy A42 (thành lập ngày 31/5/1975), còn nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ turbin khác nhau, trong đó có cả những loại động cơ trang bị cho các loại máy bay chiến đấu hiện đại như: Su 27, Su30; nhiều loại động cơ trực thăng, tàu thủy... góp phần bảo đảm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ của Quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng và toàn quân nói chung.

Trong quá trình sửa chữa, đội ngũ kỹ sư của nhà máy còn nghiên cứu, tự sản xuất một số vật tư chuyên ngành mà ngoài thị trường không có, tiết kiệm cho ngân sách quốc phòng hàng trăm tỷ đồng.

Dưới bàn tay lành nghề và sự sáng tạo của đội ngũ kỹ sư của nhà máy, các máy móc và dây chuyền cũ từ thời chiến tranh vẫn hoạt động tốt với độ chính xác cao.

Ngày 1/8/2013, tại Nhà máy A42, Quân chủng Phòng không – Không quân đã khởi công giai đoạn 1 của Dự án sửa chữa động cơ máy bay chiến đấu AL – 31F. Đây là loại động cơ hiện đại được trang bị trên tiêm kích đa năng Su-27 hiện có trong biên chế của Quân đội Việt Nam.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại