Mỹ phát triển hệ thống UAV nằm vùng dưới đáy biển

Bảo Sơn |

Trong năm nay, quân đội Mỹ sẽ thử nghiệm hệ thống phóng máy bay không người lái (UAV) có thể kích hoạt từ xa và ẩn nấp hàng năm dưới đáy biển.

Trong bộ phim khoa học viễn tưởng “Vành đai Thái Bình Dương” được trình chiếu năm 2013, có một quái thú khổng lồ nhoi lên từ đáy biển Thái Bình Dương uy hiếp đến sự sinh tồn của nhân loại.

Đúng vào năm đó, DARPA cũng triển khai một chương trình mang tên “Upward Falling Payloads” (tạm dịch: “Đài sen trôi nổi”), tức là nghiên cứu hệ thống phóng UAV đặt sẵn dưới đáy biển. Nó có thể kích hoạt và phóng UAV khi cần thiết.

Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) là trụ cột về đổi mới công nghệ và trang bị vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan này nổi tiếng thế giới vì đã chủ trì việc sản sinh ra mạng Internet, GPS và máy bay tàng hình.

Vậy tại sao Cơ quan quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển của Bộ Quốc phòng Mỹ lại quan tâm đến loại vũ khí đặt sẵn dưới đáy biển và không tiếc đầu tư số tiền khổng lồ để nghiên cứu hệ thống vũ khí này?

Ưu điểm của vũ khí ngầm dưới đáy biển

Thứ nhất, vũ khí đặt sẵn dưới đáy biển có thể nâng cao hết mức khả năng tham gia vào chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Tuy căn cứ quân sự của Mỹ đã rải khắp trên toàn thế giới, nhưng với khu vực hải dương chiếm 70% diện tích toàn cầu, đặc biệt là khu vực dưới mặt biển, với số lượng tàu ngầm hiện có, để kiểm soát hết tất cả những khu vực mà Lầu Năm Góc muốn thì khó lòng thực hiện.

Chính vì thế, Washington muốn triển khai chương trình “Upward Falling Payloads”, để đặt hệ thống phóng vũ khí phục sẵn ở dưới đáy biển ở khu vực nhạy cảm hoặc các điểm nóng trên toàn cầu.

Một khi cần thiết, lập tức kích hoạt quy trình phóng, máy bay không người lái được phóng từ biển lên thực hiện nhiệm vụ trinh sát hoặc tấn công đối phương.

Một vụ phóng UAV từ tàu ngầm của hải quân Mỹ
Một vụ phóng UAV từ tàu ngầm của hải quân Mỹ

Đây không chỉ khiến cho việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ trở thành một hệ thống lập thể, mở rộng hết mức không gian sử dụng sức mạnh chiến lược.

Mà điều này còn bổ trợ cũng như phù hợp với đề xướng khái niệm tấn công và phản ứng nhanh toàn cầu đã đề ra từ lâu của Lầu Năm Góc.

Đặc biệt là trong tình hình quân đội Mỹ đang thực hiện chính sách giảm bớt việc bố trí tàu chiến mặt nước trên toàn cầu thì chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí phục sẵn dưới đáy biển là phương án thay thế được coi là kinh tế nhất.

Thứ 2, vũ khí phục sẵn dưới đáy biển có mức độ sống sót rất cao.

So với các vũ khí bố trí ở không gian khác, dưới đáy biển sâu có môi trường bố trí vũ khí quân sự an toàn hơn cả.

Nhất là trong thời đại khả năng tấn công của tên lửa đạn đạo phủ khắp toàn cầu như hiện nay, khả năng sống sót và độ an toàn của các công trình quân sự trên bộ rất khó bảo đảm.

Ngoài ra, hệ thống vũ khí này bố trí dưới đáy biển với độ sâu hơn 4.000 m, được giấu kín dưới đá ngầm và trầm tích của đáy biển, ở trong tình trạng “ngủ đông” thì nó không hề phát ra sóng điện từ hoặc âm thanh nào, nên rất khó để phát hiện.

Hơn nữa, “bức bình phong” nước biển, với độ sâu rất lớn của mình có thể triệt tiêu mọi sức công phá của một cuộc tấn công cùng lúc, của nhiều loại vũ khí, kể cả một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Xét đến trình độ công nghệ hiện nay, nếu bố trí UAV hoặc mạng lưới cảm biến ở các điểm nóng và khu vực nhạy cảm thì gặp rất nhiều trở ngại. Chính vì thế, triển vọng của việc bố trí hệ thống vũ khí phục sẵn dưới đáy biển được cho là tối ưu nhất.

Hải quân Mỹ chuẩn bị thử nghiệm phóng ngầm UAV

Hải quân Mỹ chuẩn bị thử nghiệm phóng ngầm UAV

Những khó khăn khi triển khai vũ khí ngầm dưới đáy biển

Phó phụ trách Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ Steven H.Walker cho biết, năm nay Mỹ sẽ thử nghiệm các công nghệ dưới đáy biển, hy vọng sẽ hình thành một hệ thống có thể hoạt động bình thường trong tương lai.

Giá trị về quân sự của hệ thống vũ khí bố trí sẵn dưới đáy biển thì không còn hoài nghi nữa. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy là trong giai đoạn hiện nay có những thách thức lớn mà nó phải đối mặt.

Trước hết là vấn đề thông tin. Biển sâu có môi trường địa chất và thuỷ văn rất phức tạp, không giống với môi trường khác.

Môi trường biển không đồng nhất, tạo ra một sự hỗn tạp cực kỳ lớn về sinh vật biển với từng quần thể khác nhau, dẫn đến sự thắt nút cổ chai về công nghệ thông tin dưới biển sâu thường khó giải quyết.

Đây cũng chính là vấn đề thường mang đến nhiều nhân tố khó xác định chính xác khi triển khai hệ thống vũ khí điều khiển từ xa dưới đáy biển - người phụ trách dự án “Upward Falling Payloads” của DARPA khẳng định

Trở ngại thứ hai đó là vấn đề chủ quyền và ngoại giao khi triển khai hệ thống vũ khí này ở những khu vực nhạy cảm và điểm nóng trên toàn cầu.

Mục tiêu của Washington là sử dụng công nghệ phân bổ để hỗ trợ cho hải quân Mỹ ở mọi lúc, mọi nơi. Nếu Mỹ nhanh chóng có được công nghệ này, thì có thể kịp thời tiếp cận được khu vực cần phải can dự, hoặc không bị chậm trễ trong triển khai tác chiến ở phạm vi rộng lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại