Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga

Nga sở hữu hàng loạt tên lửa đạn đạo liên lục địa hàng đầu thế giới và tiếp tục phát triển những ICBM phiên bản mới.

Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Nằm trong số những tên lửa chiến lược ICBM của quân đội Nga, R-36M2 (SS-18 Satan) được xem là có sức mạnh hủy diệt lớn nhất. Tên lửa đạn đạo R-36M2 đã phục vụ như một thành phần quan trọng trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga từ nhiều năm qua. Đây là loại tên lửa đạn đạo có trọng lượng nặng hơn bất kể loại tên lửa nào từng được triển khai trên thế giới. Trọng lượng phóng của ICBM R-36M2 là trên 200 tấn.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Tên lửa được R-36M2 phóng thử lần đầu vào tháng 2/1973 và được nhận vào trang bị ngày 30/12/1975. R-36M có tới 6 biến thể (từ Mod-1 tới Mod-5) với sự khác biệt chủ yếu ở trang bị đầu đạn chiến đấu. Sức mạnh của đầu nổ đơn khối của R-36M2 gấp 500 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945. Với sức mạnh như vậy, ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu khi cho nổ ở độ cao thấp, R-36M2 còn có thể sử dụng như vũ khí điện từ (EMP) khi cho nổ ở độ cao lớn tạo “sát thương“ bằng sóng điện từ và bụi hạt nhân trên lãnh thổ đối phương.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
ICBM R-36M2 sử dụng phương thức phóng thẳng đứng nguội. Đạn tên lửa được bảo quản trong thùng vận tải – phóng, lắp trong hầm phóng được nạp nhiên liệu ở trạng thái trực chiến thời gian dài. Theo các thông tin từ phía Nga, CEP của ICBM R-36M2 vào khoảng 500m, còn theo Phương Tây, con số này là 260m (sai số quá nhỏ cho dòng vũ khí hạt nhân hủy diệt diện).
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện còn duy trì từ 55 đến 80 bệ phóng R-36M2 và chúng sẽ tiếp tục hoạt động cho tới năm 2026.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Sức mạnh tiếp theo trong kho tên lửa ICBM của Nga là tên lửa Topol-M (tên mã NATO là SS-27 Sickle B). Nga cho biết, Topol-M có khả năng miễn nhiễm với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ. Topol-M có kết cấu ba tầng phóng với phiên bản giếng phóng cố định và trang bị trên xe phóng dã chiến đặc chủng.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Tên lửa dài 22,7m, đường kính thân đạt 1,9m và tổng trọng lượng đạt 47,2 tấn (trong đó khối lượng đầu đạn mang theo đạt 1,2 tấn). Thiết kế tiêu chuẩn của Topol-M là mang theo đầu đạn hạt nhân đơn khối có sức nổ tương đương 800 Kilotone được trang bị công nghệ tự dẫn độc lập MIRV.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Tầm bắn tối đa của Topol-M đạt 10.500km và sai số vòng tròn đồng tâm tới mục tiêu (CEP) khoảng 200m. Ngoài ra, ICBM Topol-M sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng nguội giúp đơn giản hóa cơ cấu bệ phóng. Ở cơ cấu phóng này, hệ thống đẩy đạn tên lửa khỏi ống (giếng) phóng rồi tên lửa mới kích hoạt động cơ tự thân. Tiếp đó, điểm mạnh của ICBM sử dụng nhiên liệu rắn như Topol-M có khả tăng tăng tốc nhanh hơn hẳn dòng ICBM nhiên liệu lỏng trước đó của Nga. Gia tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa đạt 7.320m/s.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Ngoài ra, hệ thống vỏ bọc của đầu đạn trang bị trên ICBM Topol-M được thiết kế cực kỳ chắc chắn mà chỉ có vụ nổ hạt nhân mới có thể phá hủy được nó, nên các phương thức gây nhiễu bằng công nghệ EMP hay quang điện đều vô hiệu. Khi tới điểm đã định, đầu đạn sẽ tự kích nổ ở độ cao 500m để phát huy tối đa khả năng hủy diệt. Do đó các chuyên ghia Nga khẳng định, ICBM Topol-M miễn nhiễm với lá chắn tên lửa của Mỹ. Điều này không phải không có cơ sở.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Trong quá khứ, quân đội Nga từng sở hữu loại tên lửa ICBM có một không hai - tên lửa RT-23. Tên lửa RT-23 sản phẩm ra đời trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ. Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí độc đáo này của Nga.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
ICBM phiên bản RT-23 dài 23,3m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4m và có thể mang theo 5 đầu đạt hạt nhân có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 Kilotone/đầu đạn. RT-23 sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy tự thân.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
ICBM RT-23 sử dụng phương thức dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m. ICBM phiên bản RT-23 đặt trên tàu hỏa được đưa ra khỏi biên chế Quân đội Nga năm 2002 và chính thức tháo dỡ năm 2007 theo các điều khoản Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược START II với Mỹ.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Nhằm tăng cường hơn nữa cho sức mạnh trong kho tên lửa ICBM của mình, hiện tại quân đội Nga đang tiến hàng chế tạo và thử nghiệm 2 loại tên lửa ICBM thế hệ mới là RS-26 Rubezh và Bulava. Bulava là loại tên lửa sẽ được trang bị cho tàu ngầm tên lửa lớp Borey. Bulava có chiều dài 12.1m, đường kính 2m và nặng 36.8 tấn. Loại tên lửa này được thiết kế để bay trong 3 giai đoạn, 2 giai đoạn đầu dùng các khối nhiên liệu rắn trong khi giai đoạn cuối dùng nhiên liệu lỏng để tăng cường khả năng cơ động trong quá trình tách các đầu đạn hạt nhân phóng đến mục tiêu.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Tên lửa Bulava được thiết kế có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân có khả năng tái nhập khí quyển tấn công đa mục tiêu – MIRV, tuy nhiên sức chứa tối đa của nó lên tới 10 đầu đạn loại này với khả năng tấn công các mục tiêu độc lập. Tầm bắn tối đa của Bulava đạt 9.000km. Tính tới năm 2013, Nga đã tổ chức phóng thử 20 lần tên lửa Bulva thì có 8 lần thất bại với nguyên nhân chủ yếu là thiếu sót kỹ thuật và chất lượng của linh kiện lắp ráp tên lửa. Lần thất bại gần đây nhất là đầu tháng 9/2013.
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Và hiện Viện Công nghệ Nhiệt Moscow (MITT) của Nga đang phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới có tên là RS-26 Rubezh. Việc Nga phát triển RS-26 nhằm bổ sung cho lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện tại trước mối đe dọa từ hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa AMD của Mỹ ở Đông Âu. (Trong ảnh: Tên lửa Bulava)
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Người đứng đầu lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Trung tướng Zarudnitskiy nói rằng, Quân đội Nga sẽ tiếp nhận trung đoàn tên lửa Rubezh đầu tiên vào năm 2014, sau khi kết thúc 5 lần bắn thử nghiệm được thực hiện trong năm 2013. Ông nói thêm rằng, tên lửa Rubezh có khả năng tấn công với độ chính xác tốt hơn so với những ICBM hiện tại. (Trong ảnh: Tên lửa Bulava)
Mở kho tên lửa liên lục địa của Nga
Các thông số và đặc điểm về ICBM mới RS-26 vẫn được Nga giữ bí mật. Nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, nó sẽ có trọng lượng phóng khoảng 36 tấn. Bình luận về một trong các lần thử nghiệm ICBM Rubezh hồi tháng 6/2013 vừa qua, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố rằng, các đầu đạn của tên lửa Rubezh là “sát thủ phòng thủ tên lửa“ (tức có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của đối phương). Trong ảnh: Tên lửa Topol-M.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại