Lý do "sát thủ diệt hạm" của Trung Quốc không dọa nổi Mỹ

Hòa Trần |

Giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, uy lực tên lửa chống hạm của Trung Quốc mạnh nhưng không phải là không thể đánh chặn.

Trang mạng tiếng Trung Toutiao dẫn nhận định của báo chí nước ngoài cho biết, số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn mà Trung Quốc tích trữ có thể triển khai các đợt tấn công như vũ bão vào một loạt sân bay và căn cứ hải quân của Mỹ ở chuỗi đảo thứ nhất.

Một số thậm chí còn cho rằng, tên lửa đạn đạo của Trung Quốc có thể tấn công trước khi chiến đấu cơ của quân đội Mỹ cất cánh, tiêu diệt phá hủy đường băng và nhà chứa của quân đội Mỹ, khiến các máy bay không thể cất cánh và tham chiến.

Về vấn đề này, chuyên gia quân sự và truyền thông Mỹ lại có cách nhìn khác.

Sát thủ diệt hạm DF-21D Trung Quốc
"Sát thủ diệt hạm" DF-21D Trung Quốc

Theo đó, do sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc, các hoạt động tự do của quân đội Mỹ tại chuỗi đảo thứ nhất vốn không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, dựa vào lực lượng tàu ngầm hạt nhân hiện đại, tiêm kích tàng hình F-22, cũng như mạng lưới giám sát đáy biển bố trí tại chuỗi đảo thứ nhất thì Hải quân và Không quân Mỹ vẫn có ưu thế lớn.

Điều đó đủ để ngăn chặn khả năng ra vào tự do chuỗi đảo thứ nhất của Hải quân Trung Quốc.

Bên cạnh đó, trong thời đại của hệ thống đối kháng, phương thức tác chiến của Trung Quốc không có nhiều điểm giống Mỹ nên không thể hình thành ưu thế quân sự tuyệt đối trước Washington.

Thông qua khả năng trinh sát, tấn công, Hải quân Mỹ có thể phá hủy hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, cũng có thể làm tê liệt khả năng chống hạm tầm xa của nước này.

Giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, uy lực tên lửa chống hạm của Trung Quốc mạnh nhưng không phải là không thể đánh chặn.

Trên thực tế, Mỹ có rất nhiều công nghệ có thể ứng phó các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc.

Trong khi đó, tên lửa đạn đạo cơ động tầm trung và tầm ngắn hạn chế về thời gian hoạt động của động cơ nên không thể cơ động cao trong toàn bộ quá trình bay. Những lỗ hổng này đều có thể được tên lửa đánh chặn Standard thế hệ mới của Mỹ lợi dụng triệt để.


Mỹ thử nghiệm hệ thống thống Aegis trên Thái Bình Dương

Mỹ thử nghiệm hệ thống thống Aegis trên Thái Bình Dương

Cùng thời gian xuất hiện 2 loại tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc hồi tháng 9, Mỹ tuyên bố kế hoạch nâng cấp hệ thống Aegis kéo dài 10 năm. Điều này dường như ám chỉ “ván cờ” tên lửa đạn đạo chống hạm giữa Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu.

Nhận định về mối đe dọa từ phía lượng lớn tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Trung Quốc đối với căn cứ quân đội Mỹ ở chuỗi đảo thứ nhất, giới chuyên gia Mỹ cho rằng:

Một khi sân bay trong thời chiến bị tấn công, lựa chọn đầu tiên của quân đội Mỹ sẽ là triển khai xe quét mìn, nó không chỉ tự động tìm vật liệu chứa chất nổ và mìn của đối phương ném xuống, mà còn có thể đào và phá hủy chúng.

Do xe này có lớp giáp rất kiên cố nên ngay cả trong tình huống bị tập kích đường không, nó cũng có thể duy trì hoạt động và đẩy nhanh tốc độ bảo trì.

Sau khi đợt tấn công kết thúc, cơ sở chỉ huy phòng không mặt đất sẽ bắt đầu hành động, xác định mức độ thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng sân bay, tập trung lực lượng mở ít nhất một đường băng tạm thời để triển khai cuộc tấn công đáp trả.

Xem tiêm kích F-22 thao diễn tuyệt đẹp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại