EP-3 - Tai mắt của lực lượng tác chiến điện tử Hải quân Mỹ

Bạch Dương |

Lockheed Martin EP-3 là máy bay trinh sát điện tử xương sống của Hải quân Mỹ, được cải tiến dựa trên khung thân máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion.

Những kẻ giấu mặt đáng sợ trên không trung

E-8 Joint STARS - Kẻ giấu mặt đáng sợ nhất trên không trung

EP-3 là loại máy bay trinh sát điện tử hiện đại, được trang bị những thiết bị tiên tiến nhất, nó có thể nắm bắt và giám sát điều khiển các tham số radar, thông tin vô tuyến điện hoặc tham số tác chiến điện tử.

Hiện tại phiên bản EP-3 đang phục vụ trong Hải quân MỹEP-3E ARIES II với số lượng 12 chiếc.

Máy bay trinh sát điện tử EP-3E ARIES II

Thông số kỹ thuật cơ bản: chiều dài 35,57 m; sải cánh 30,36 m; chiều cao 10,27 m; trọng lượng rỗng 35.000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 64.400 kg. Kíp chiến đấu của EP-3E gồm 24 người, trong đó có 5 nhân viên điều khiển bay và 19 nhân viên điều hành thực hiện nhiệm vụ

Máy bay được trang bị 4 động cơ cánh quạt Allison T56-A-14 công suất 3.450 kW mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 780 km/h, tốc độ hành trình 650 km/h, tầm hoạt động 5.500 km, trần bay 9.150 m, thời gian hoạt động liên tục trên không có thể lên tới 12 giờ.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa P-3 Orion và EP-3 ARIES II là EP-3 được trang bị 1 đĩa radar tròn dưới bụng và không có cái đuôi dài chứa từ kế

Ăng ten hình đĩa dưới bụng máy bay EP-3E là radar quét nhảy tần APS-15, đây là mục tiêu dễ nhận biết, bộ chắn ăng ten cỡ lớn ở phần dưới bụng, phía trước thân máy bay cũng là một điểm đặc sắc chủ yếu, thiết bị này có hệ thống ăng ten OE-19.

Ngoài ra ở phần bụng, phần lưng và cánh máy bay cũng được trang bị rất nhiều ăng ten chỉnh lưu, ăng ten hình kèn, hình dao.

Chúng chủ yếu cung cấp tham số cho hệ thống chặn thu và phân tích thông tin ALR-60, hệ thống phục vụ chi viện điện tử ALR-76, bộ gây nhiễu điện tử ALQ-76, bộ thiết bị hỗ trợ điện tử tự động hóa ALQ-108, bộ gây nhiễu hồng ngoại ALR-132.

Bên cạnh đó, thông tin còn được cung cấp tới thiết bị đo lường tần số kiểu tự phát ALR-52 và thiết bị đo trinh sát hồng ngoại AAR-37, công việc xử lý sẽ do máy chủ ASQ-114 đảm trách.

“Rừng ăng ten” trên thân máy bay EP-3E có thể thấy rất rõ

Chức năng chính của máy bay trinh sát điện tử EP-3E là giám sát, khống chế các động thái trên biển, thu thập tin tình báo điện tử, thu quét mục tiêu tầm xa và tuần tra bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế.

Ngoài chức năng trinh sát, khi cần thiết EP-3E vẫn có thể mang theo ngư lôi, bom chìm, tên lửa Harpoon để diệt hạm hay tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder để tự vệ.

Máy bay EP-3 còn rất nổi tiếng nhờ sự kiện đảo Hải Nam xảy ra ngày 1/4/2001, khi đó chiếc EP-3E của Hải quân Mỹ đang trên đường trở về căn cứ trên đảo Okinawa sau khi kết thúc 6 giờ hoạt động trên không thì bị 2 chiếc tiêm kích J-8II của Trung Quốc chặn đường.

Một vụ va chạm đã xảy ra, phần đầu chiếc EP-3 đâm vào đuôi chiếc J-8II khiến mũi máy bay bị thủng, một cánh quạt rơi ra và 2 trong số 4 động cơ hỏng nặng.

Chiếc EP-3 sau đó phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quân sự Linh Thuỷ trên đảo Hải Nam còn chiếc J-8II của Trung Quốc đã bị rơi làm phi công điều khiển thiệt mạng.

Chiếc EP-3 của Mỹ sau khi hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam

Sau rất nhiều sóng gió ngoại giao, phải đến chiều 11/4 phía Trung Quốc mới đồng ý trao trả 24 thành viên trên chiếc EP-3 và đến 6h00' sáng ngày 12/4, họ rời Trung Quốc về nước.

Sau đó vào ngày 3/7, các phần “chẻ nhỏ” của chiếc EP-3 được mang ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc đưa về Mỹ trên chiếc máy bay vận tải khổng lồ An-124 của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại