'Bò rừng' Trung Quốc không đủ sức 'vẫy vùng' ở Biển Đông

Sau nhiều năm chờ đợi, TQ đã được sở hữu tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới

Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrspecexport (Ukraine) đã chính thức chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon vào ngày 12/4. Đây được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay.
Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Ukrspecexport (Ukraine) đã chính thức chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon vào ngày 12/4. Đây được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay.
Tàu có lượng giãn nước 555 tấn, dài 57,3m, rộng 25,6m và cao 21,9m. Với kích thước đó, Project 958 Bizon được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tàu có khả năng chở 3 xe tăng chiến đấu hạng trung hoặc 10 xe bọc thép hoặc hơn 500 lính đổ bộ.
Tàu có lượng giãn nước 555 tấn, dài 57,3m, rộng 25,6m và cao 21,9m. Với kích thước đó, Project 958 Bizon được xem là loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tàu có khả năng chở 3 xe tăng chiến đấu hạng trung hoặc 10 xe bọc thép hoặc hơn 500 lính đổ bộ.
Về nguồn gốc của tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon còn tồn tại khá nhiều tranh cãi. Trong khi phía Nga cho rằng thực chất Project 958 Bizon chính là tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của nước này (chế tạo dưới thời Liên Xô). Về phần, Ukraine thì khăng khăng khẳng định Project 958 Bizon là thiết kế mới hoàn toàn.
Về nguồn gốc của tàu đổ bộ đệm khí Project 958 Bizon còn tồn tại khá nhiều tranh cãi. Trong khi phía Nga cho rằng thực chất Project 958 Bizon chính là tàu đổ bộ đệm khí Project 12322 Zubr của nước này (chế tạo dưới thời Liên Xô). Về phần, Ukraine thì khăng khăng khẳng định Project 958 Bizon là thiết kế mới hoàn toàn.
Nhằm tăng cường lực lượng đổ bộ đường biển cho hải quân, những năm 1990 Trung Quốc đã ngỏ ý với Nga mua tàu bổ độ đệm khí Project 12322 Zubr. Suốt 10 đàm phán không có kết quả vì Nga muốn bán 10-15 tàu mới chuyển giao công nghệ còn phía TQ mua một vài chiếc về để sử dụng và đánh giá sau đó sẽ mua tiếp. Thực ra đây là cách mà họ đã sử dụng để ăn cắp bản quyền thiết kế vũ khí Nga, mua một vài chiếc về mổ xẻ nghiên cứu sau đó cho ra đời một sản phẩm y chang gắn mác “made in China”.
Nhằm tăng cường lực lượng đổ bộ đường biển cho hải quân, những năm 1990 Trung Quốc đã ngỏ ý với Nga mua tàu bổ độ đệm khí Project 12322 Zubr. Suốt 10 đàm phán không có kết quả vì Nga muốn bán 10-15 tàu mới chuyển giao công nghệ còn phía TQ mua một vài chiếc về để sử dụng và đánh giá sau đó sẽ mua tiếp. Thực ra đây là cách mà họ đã sử dụng để ăn cắp bản quyền thiết kế vũ khí Nga, mua một vài chiếc về mổ xẻ nghiên cứu sau đó cho ra đời một sản phẩm y chang gắn mác “made in China”.
Bị Nga từ chối, Trung Quốc tìm tới “nhờ vả” Ukraine. Mặc dù tàu đổ bộ Project 12322 Zubr được thiết kế tại Nga dưới thời Liên Xô, nhưng sau 1991 một vài chiếc đã được chia cho Ukraine. Vì thế, nước này cũng nắm những công nghệ chế tạo cùng những tài liệu kỹ thuật quan trọng liên quan tới loại tàu này.
Bị Nga từ chối, Trung Quốc tìm tới “nhờ vả” Ukraine. Mặc dù tàu đổ bộ Project 12322 Zubr được thiết kế tại Nga dưới thời Liên Xô, nhưng sau 1991 một vài chiếc đã được chia cho Ukraine. Vì thế, nước này cũng nắm những công nghệ chế tạo cùng những tài liệu kỹ thuật quan trọng liên quan tới loại tàu này.
Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Project 12322 Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine. Bất chấp những cảnh báo từ phía Nga, Ukraine vẫn thực hiện hợp đồng này cho phía Trung Quốc và bắt tay đóng mới 2 tàu đổ bộ đệm khí được gọi là Project 958 Bizon nhằm tạo một tên gọi khác so với Project 12322 của Nga. Ukraine luôn khẳng định đây là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng lập luận nước này đưa ra không thuyết phục. Thực sự, Project 958 Bizon như là “anh em sinh đôi” với Project 12322.
Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Project 12322 Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine. Bất chấp những cảnh báo từ phía Nga, Ukraine vẫn thực hiện hợp đồng này cho phía Trung Quốc và bắt tay đóng mới 2 tàu đổ bộ đệm khí được gọi là Project 958 Bizon nhằm tạo một tên gọi khác so với Project 12322 của Nga. Ukraine luôn khẳng định đây là thiết kế hoàn toàn mới, nhưng lập luận nước này đưa ra không thuyết phục. Thực sự, Project 958 Bizon như là “anh em sinh đôi” với Project 12322.
Nhận xét về siêu tàu đổ bộ này, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tầm xa hải trình của Project 958 Bizon không thể vượt quá 480 km. Hải trình này chỉ thích hợp khi sử dụng ở những vùng biển hẹp như Biển Đen, biển Baltic, giữa các đảo trên biển Aegean của Hy Lạp. Nhưng tại vùng biển rộng lớn như Biển Đông, Project 958 Bizon không đủ sức.
Nhận xét về siêu tàu đổ bộ này, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tầm xa hải trình của Project 958 Bizon không thể vượt quá 480 km. Hải trình này chỉ thích hợp khi sử dụng ở những vùng biển hẹp như Biển Đen, biển Baltic, giữa các đảo trên biển Aegean của Hy Lạp. Nhưng tại vùng biển rộng lớn như Biển Đông, Project 958 Bizon không đủ sức.
Các chuyên gia phân tích, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cách đất liền khoảng 300-400 km, vừa đủ với một hải trình của Project 958 Bizon. Tuy nhiện, loại tàu lớn với chi phí lên tới 500 triệu NDT như thế này không phải là vũ khí tấn công. Trong khi đó, quần đảo Trường Sa cách quá xa Trung Quốc, những bãi đá, bãi cạn nhỏ mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép tại đây không đủ khả năng để tiếp nhận và làm căn cứ cho loại “tàu siêu tốn nhiên liệu” này.
Các chuyên gia phân tích, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cách đất liền khoảng 300-400 km, vừa đủ với một hải trình của Project 958 Bizon. Tuy nhiện, loại tàu lớn với chi phí lên tới 500 triệu NDT như thế này không phải là vũ khí tấn công. Trong khi đó, quần đảo Trường Sa cách quá xa Trung Quốc, những bãi đá, bãi cạn nhỏ mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép tại đây không đủ khả năng để tiếp nhận và làm căn cứ cho loại “tàu siêu tốn nhiên liệu” này.
Còn phương án đưa Project 958 Bizon lên tàu đổ bộ Côn Luân Sơn cũng không khả thi. Tàu đổ bộ chỉ có thể tiếp nhận tàu chạy đệm khí loại 100 tấn, còn tàu lớn như Project 958 Bizon thì theo các chuyên gia, không có tàu đổ bộ nào có thể mang theo nó được.
Còn phương án đưa Project 958 Bizon lên tàu đổ bộ Côn Luân Sơn cũng không khả thi. Tàu đổ bộ chỉ có thể tiếp nhận tàu chạy đệm khí loại 100 tấn, còn tàu lớn như Project 958 Bizon thì theo các chuyên gia, không có tàu đổ bộ nào có thể mang theo nó được.
Cho nên, theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, loại vũ khí tác chiến gần bờ vô cùng lợi hại mà Trung Quốc mới sắm về này chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ “giữ đảo” chứ không thể thực hiện việc “chiếm đảo”. Đặc biệt, vùng Biển Đông rộng lớn không phải là nơi sử dụng Project 958 Bizon.
Cho nên, theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, loại vũ khí tác chiến gần bờ vô cùng lợi hại mà Trung Quốc mới sắm về này chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ “giữ đảo” chứ không thể thực hiện việc “chiếm đảo”. Đặc biệt, vùng Biển Đông rộng lớn không phải là nơi sử dụng Project 958 Bizon.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại