Báo Mỹ: Việt Nam trang bị vũ khí hiện đại hàng đầu khu vực

Ly Vy |

(Soha.vn)- "Mục tiêu của Việt Nam là xây dựng các lực lượng máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm, tên lửa bờ, tàu tuần tra cao tốc trang bị tên lửa chống hạm..."

Tờ Defense News (Mỹ) có bài viết nhận định phần lớn các nước Đông Nam Á có ngân sách quốc phòng eo hẹp hơn so với những quốc gia láng giềng phía Bắc. Trong khi nhiều quốc gia tại khu vực này đang cố gắng thay thế các trang bị quân sự cũ kĩ của mình thì Việt Nam và Singapore nhìn chung được đánh giá là 2 nước có trang bị tốt và nhiều kế hoạch mở rộng hơn cả.

Malaysia: Thay đổi kế hoạch mua sắm

Ngân sách eo hẹp đang buộc Kuala Lumpur thay đổi một số kế hoạch mua sắm đã lên dự định.

"Nạn nhân của việc thắt chặt chi tiêu quốc phòng là chương trình mua 18 máy bay chiến đấu đa nhiệm. Và Malaysia đang xem xét lựa chọn đi thuê thay vì mua mới 18 máy bay," Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á của Học việc Quốc phòng Úc cho biết.

Theo ông Tony Beitinger, phó giám đốc phụ trách mảng khảo sát thị trường của công ty phân tích hàng hải AMI International (trụ sở tại Mỹ), một ví dụ khác là việc Malaysia đã chuyển hợp đồng mua tàu chiến tàng hình Gowind của tập đoàn DCNS thành "kế hoạch mua sắm dài hạn do hạn chế ngân sách trong ngắn hạn,"

Mô hình khinh hạm lớp Gowind mà Malaysia đặt mua.
Mô hình khinh hạm lớp GOWIND mà Malaysia dự định mua

Tuy nhiên, Hải quân Malaysia được mua sắm các khinh hạm mới thuộc chương trình Tàu tuần tra thế hệ 2 và các lãnh đạo của Malaysia gần đây khẳng định rằng họ cần ít nhất 3 tàu ngầm mới để tăng cường cho đội tàu ngầm gồm 2 tàu Scòrpene của mình.

Các chương trình hiện đại hoá quân đội của Malysia tập trung vào nhiều trọng tâm lớn hơn là chỉ đối phó với "mối đe doạ từ Trung Quốc," giáo sư Thayer nhận định.

Trong khi đó, giáo sư Thayer cũng cho biết Malaysia đang tái triển khai các lực lượng hải quân để bảo vệ các giàn khoan dầu và các đảo ở biển Đông (gần đây nhất Malaysia đã thiết lập một đơn vị lính thuỷ đánh bộ tại khu vực này).

Indonesia: Sắm tàu ngầm

Theo ông Thayer, Indonesia cũng đang tái triển khai các đơn vị hải quân và không quân nhằm bao quát được các khu vực tranh chấp: đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc cắt ngang qua vùng thềm lục địa của Indonesia và đe doạ đến việc khai thác dầu gần đảo Natuna.

Trong khi đó, Indonesia đang tăng cường khả năng của mình trong việc tuần tra và giảm sát vùng lãnh hải rộng lớn.

Indonesia sẽ mua 3 tàu ngầm thông thường Type-209 từ nhà máy đóng tàu DSME, Hàn Quốc.

"Công ty PT PAL của Indonesia đang hợp tác với DSME trong việc chế tạo tàu ngầm và sẽ đóng chiếc tàu ngầm thứ 3 tại Indonesia nhằm mở ra khả năng đóng 9 tàu ngầm trong nước nằm trong kế hoạch tăng cường đội tàu ngầm," ông Beitinger nói.

Ông Beitinger cũng cho biết thêm là hiện tại Indonesia đang đặt đóng 3 khinh hạm Sigma 10514 với Damen nằm trong chương trình tàu hộ tống quốc gia. Và đồng thời Indonesia đang xây dựng 3 lớp tàu tấn công nhanh nhằm bảo vệ vùng biển ven bờ.

Vào năm 2003 và 2007 Indoneisa đặt mua máy bay Su-27 và Su-30MK2 từ Nga, Indonesia còn mua lại 24 máy bay F-16 cũ của Mỹ và số F-16 này sẽ được biên chế tại căn cứ không quân ở Pekanbaru (nơi hiện tại đang được biên chế máy bay chiến đấu hạng nhẹ Hawk 109/209), ông Thayer cho biết.

"Nhiều công việc đã được hoàn thành tại căn cữ không quân Ranai, bao gồm việc lắp đèn tại đường băng, đường lăn và lắp đặt ra đa. Đường băng sẽ được mở rộng và nhà chứa máy bay sẽ được xây mới," ông Thayer cho biết thêm.

Philippines: Mục tiêu khiêm tốn

Lực lượng vũ trang Philippines (AFP), vốn đang vật lộn với kho vũ khí lỗi thời, có các mục tiêu ngắn hạn khiêm tốn.

"Bất kỳ nỗ lực hiện đại hoá nào cũng nhằm cải thiện tổng thể AFP hơn là tập trung vào bất kỳ đối thủ cụ thể nào," ông Dean Cheng, một chuyên gia nghiên cứu về quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage (trụ sở tại Washington) cho biết.

Kể từ năm 2012, Manila đã chi khoảng 41,2 tỷ Peso (tương đương 920 triệu USD) cho 36 dự án hiện đại quân đội. Khoảng 40 tỷ Peso đã được thông qua cho đến năm 2017.

Vào tháng 3, Tổng thống Benigno Aquino đã công bố kế hoạch mua sắm nhiều loại vũ khí trong đó có 12 máy bay huấn luyện-chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc, 8 máy bay trực thăng Bell 412 của Canada, 2-3 máy bay trực thăng chống ngầm. Giáo sư Thayer nhận định các máy bay này sẽ làm sống lại các phi đội chiến đấu bj giải tán nhiều năm trước, ông Thayer cho biết.

Philippines đồng thời cũng công bố mở thầu mua 2 khinh hạm được trang bị các loại vũ khí chống hạm. Các tàu này sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra xung quanh quần đảo Philippines và biển Đông nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Giáo sư Thayer cho biết hiện tại Philippines cũng đang cân nhắc việc mua 1 tàu ngầm.

Singapore: Nhà vô địch trong khu vực

Singapore là quốc gia sở hữu lực lượng quân đội đáng kể nhất ở Đông Nam Á, thực lực quân đội của Singapore có thể so sánh với các quốc gia thuộc khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Giống như các quốc gia trên, Singapore sở hữu nhiều máy bay chiến đấu thế hệ 4 và đang quan tâm đến các máy bay F-35 thế hệ 5. Singapore lên kế hoạch nâng cấp phi đội F-16 của mình và trì hoãn việc mua các máy bay F-35B do các vấn đề về ngân sách và mối quan ngại về chương trình phát triển F-35.

Chiến lược của Singapore là ngăn chặn và tấn công đối phương tầm xa bằng đường hàng không, tàu mặt nước và tàu ngầm. Các máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không của nước này có thể chỉ đạo các cuộc không kích ở khoảng cách đáng kể và khả năng này sẽ được nâng cao với việc Singapore mua các máy bay tiếp dầu trên không A330, ông Thayer cho biết.

Ông Beitinger cho biết Singapore cũng vừa công bố việc nước này đặt mua tàu ngầm Type 218SG của Đức và kế hoạch phát triển các tàu đổ bộ có thể mang theo máy bay F-35B.

"Việc mua sắm tàu ngầm nằm trong kế hoạch thay thế các tàu ngầm Chalenger của nước này. Singapore cũng cần thay thế các tàu lớp Fearless và mua các tàu tiếp dầu nhằm hỗ trợ các hoạt động trên biển," ông nói.

Thái Lan: Thắt chặt ngân sách

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang tiếp tục nỗ lực nhằm thay thế các tàu chiến cũ bằng các khinh hạm DW3000H mua của DSME, Hàn Quốc. Đồng thời Hải quân Thái Lan cũng lên kế hoạch mua tàu đổ bộ lớn Endurance thứ 2.

Ông Beitinger cho biết việc thắt chặt ngân sách đã ngăn cản mong muốn của lãnh đạo chính phủ và Hải quân Thái Lan về việc mua tàu ngầm diesel-điện. Bản đề xuất về việc mua các tàu ngầm Type-206A cũ của Đức không bao giờ trở thành hiện thực.

Việt Nam: Cảnh giác trước Trung Quốc

Giáo sư Thayer nhận định Việt Nam đang trên con đường hiện đại hoá hạm đội tàu chiến để tiến hành chiến lược "chống tiếp cận".

Chuyên gia Dean Cheng cho rằng việc nâng cấp hạm đội tàu chiến của Việt Nam bắt đầu vào năm 2009 nhằm phản ứng với việc bành trướng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông. Theo ông Cheng, mục tiêu của Việt Nam là xây dựng các lực lượng gồm: máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm, tên lửa bờ, tàu tuần tra cao tốc trang bị tên lửa chống hạm, khinh hạm tàng hình và tàu ngầm thông thường.

Tàu ngầm Kilo Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi lễ thượng cờ cấp quốc gia vào ngày 3-4 vừa qua.
Tàu ngầm Kilo Thành phố Hồ Chí Minh trong buổi lễ thượng cờ cấp quốc gia vào ngày 3-4 vừa qua.

Ông Beitinger cho biết Hải quân Nhân dân Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo, các khinh hạm tàng hình Gepard, tàu hộ tống Sigma 9814. Đồng thời, theo ông Beitinger, Hải quân Việt Nam còn có ý định mua các máy bay tuần tra biển (có thể mua các máy bay P-3 cũ).

Trong khi đó lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị các tàu tuần tra xa bờ DN2000.

Ông Cheng cho biết Việt Nam đang tiếp tục mua thêm 12 máy bay Su-30MK2 trang bị tên lửa chống hạm bổ sung cho phi đội gồm 24 chiếc Su-30MK2, 11 Su-27. Việt Nam cũng đã mua các hệ thống phòng không S-300PMU1 và đang đàm phán mua các hệ thống S-300PMU2. Ông Cheng nhận định việc hiện đại hoá hệ thống phòng không của Việt Nam bắt đầu từ trước khi có căng thẳng Việt-Trung gần đây nhưng việc mở rộng mua sắm cho thấy mối quan ngại càng tăng với việc hiện đại hoá của không quân Trung Quốc.

"Một điều quan trọng nữa là Việt Nam đã bắt đầu xây dựng các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng cho máy bay và tàu chiến do Nga chế tạo. Điều này không chỉ cải thiện vấn đề chậm trễ trong việc cung cấp thiết bị bổ sung của Nga mà còn có thể cải thiện khả năng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc duy trì hoạt động nếu có xung đột xảy ra," ông Cheng nói.

Xem thêm: Dàn vũ khí hiện đại bảo vệ Tổ quốc của Hải - Lục - Không quân Việt Nam.

Dàn vũ khí bảo vệ Tổ quốc của Hải - Lục - Không quân Việt Nam

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại