Bắc Kinh tố Mỹ do thám Nga - Trung tập trận

Ngay khi cuộc tập trận 'Tương tác hải quân 2014' giữa Nga và Trung Quốc khai mạc ngày 20/5, Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang do thám cuộc tập trận này.

Để minh chứng cho điều này tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ngoài tăng tần suất bay trinh sát vùng biển phía đông cửa sông Trường Giang Trung Quốc của máy bay trinh sát/do thám chiến lược, Mỹ còn điều thêm tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hạt nhân trinh sát chiến lược đến Biển Đông, tiến hành thu thập tin tức tình báo và trinh sát hiện trường đối với tình hình giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Thời báo Hoàn Cầu cho biết thêm, "Bình thường một tuần 1 máy bay trinh sát RC-135V/W của Mỹ tiến hành bay 4 - 8 lần, hiện nay một ngày 2 máy bay qua lại 8 lần". Những chiếc máy bay RC-135V/W đều xuất phát từ căn cứ Không quân của Mỹ tại Kadena, Nhật Bản.

RC-135V/W

Máy bay trinh sát RC-135V/W

Nguồn tin cho biết thêm: "Sau khi cất cánh, bay theo hướng Bắc, nhanh chóng đến không phận lãnh hải Trung Quốc rồi chuyển hướng bay xuống phía Nam, bay song song với biên giới trên biển, trên không ở vùng duyên hải Đông Nam Trung Quốc, cho đến cực nam, sau đó lại quay đầu bay lên phía Bắc, một lần cất cánh bay vòng tròn 4 lần, cuối cùng quay trở về Kadena".

Theo nguồn tin từ quân đội Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, những máy bay trinh sát chiến lược RC-135V/W đóng ở Kadena thuộc phi đội trinh sát 82: "Phối hợp với phi đội tình báo 390 thuộc một căn cứ, cung cấp tình báo đặc biệt có giá trị cho trụ sở ở Thái Bình Dương, cơ quan an ninh quốc gia, các cơ quan và các cấp của chính phủ đều sẽ sử dụng tin tức tình báo do nó cung cấp".

Hiện nay quân đội Mỹ có tổng cộng 15 chiếc RC-135V/W, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ theo dõi và trinh sát điện tử. RC-135V/W sử dụng thông tin tình báo điện tử để điều chỉnh thứ tự điện tử chiến trường (EOB). Nó chỉ ra có những radar nào và nguồn phóng điện tử khác đang hoạt động và làm việc ở chỗ nào.

Thông qua phân tích của EOB có thể nhận biết khâu yếu của hệ thống phòng không đối phương, tiếp theo do nhân viên kế hoạch xác định cách thức sử dụng các biện pháp như phóng tên lửa chống phóng xạ để tiến hành đột phá đối với những hệ thống phòng thủ này.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago (SSN-721).

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago (SSN-721).

Trong khi đó hãng Mil cho biết, Mỹ không chỉ tăng cường giám sát Nga - Trung tập trận, mà Mỹ còn tiến hành giám sát nhất cử nhất động của Trung Quốc trên Biển Đông bằng tàu ngầm hạt nhân Chicago.

Hôm 9/5, tàu ngầm hạt nhân tấn công tốc độ nhanh Chicago của liên đội tàu ngầm 15 Hải quân Mỹ thường trú ở Guam tiến vào vịnh Subic của Philippines để cho binh sĩ nghỉ ngơi và tiếp tế vật tư. 1 tuần sau, tàu ngầm Chicago lặng lẽ rời cảng, mục đích không rõ.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn duy trì tàu chỉ huy USS Blue Ridge và một tàu khu trục không rõ danh tính khác của hạm đội 7 ở Biển Đông. Quân đội Mỹ cho biết, hải quân Mỹ hoàn toàn không vì đối đầu giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines mà thay đổi trạng thái bố trí, nhưng thừa nhận, hoạt động bay do thám trên Biển Đông "đang được tiến hành hàng ngày".

Máy bay trinh sát RC-135V

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại