Ấn Độ yêu cầu MiG-29K phải hạ cánh bằng... 1 động cơ

PVD |

Bảo đảm sự an toàn và gạt đi nỗi sợ cho phi công, Ấn Độ đã buộc Nga phải trình diễn MiG-29K hạ cánh bằng một động cơ.

Hải quân Ấn Độ vừa đưa ra yêu cầu với phía Nga phải chứng tỏ khả năng hạ cánh bằng một động cơ với máy bay MiG-29K trên tàu sân bay INS Vikramaditya như một giải pháp an toàn khi một trong hai động cơ của máy bay tiêm kích hạm này gặp sự cố.

Thông tin trên được tờ The Hindu cho biết hồi cuối tháng 2, trong đó, theo yêu cầu từ phía Ấn Độ, Nga sẽ phải thực hiện trình màn diễn máy bay tiêm kích hạm MiG-29K hạ cánh trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của họ chỉ với một động cơ.

Trích dẫn một quan chức giấu tên Ấn Độ, báo cáo nói rằng:

"MiG-29K là một máy bay rất tốt và có 2 động cơ phản lực mạnh mẽ.

Nhưng để xoa dịu những nỗi sợ hãi của phi công, chúng tôi đã yêu cầu Hiệp hội Máy bay MiG của Nga trình diễn máy bay MiG-29K hạ cánh bằng một động cơ trên boong tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của họ.

Điều này sẽ diễn ra sau 1 - 2 tuần tới" - quan chức giấu tên nói.

MiG-29K/KUB sẽ phải thực hiện màn hạ cánh trên boong tàu sân bay bằng một động cơ.
MiG-29K/KUB sẽ phải thực hiện màn hạ cánh trên boong tàu sân bay bằng một động cơ.

Tính đến nay, Không quân Hải quân Ấn Độ đã nhận được khoảng 23 máy bay tiêm kích hạm MiG-29K (bản một người ngồi) và MiG-29KUB (bản 2 người ngồi) từ Nga.

Theo nguồn tin từ MiG, những máy bay được họ nhận gần đây đều là phiên bản 2 người ngồi (MiG-29KUB).

Thêm 6 máy bay đã được Nga cung cấp cho Ấn Độ trong năm nay và một số lượng tương đương vào năm tới.

Phát biểu với Defenseworld.net bên lề triển lãm hàng không Aero-India 2015 diễn ra ở Bangalore hồi tuần trước, Tổng Giám đốc MiG - ông Sergei Korotkov cho biết, việc mở rộng các hoạt động của tàu sân bay Ấn Độ đồng nghĩa với việc phải phải tăng thêm số lượng các máy bay MiG-29K trong tương lai.

Các máy bay chiến đấu này cần có một cơ sở trên bờ để bay ra tàu sân bay và quay trở lại.Với Hải quân Ấn Độ, họ đã xây dựng được một căn cứ không quân mới nằm trên bờ biển phía Đông để đáp ứng yêu cầu khi số lượng máy bay MiG-29K tăng lên.

Việc Ấn Độ đưa ra yêu cầu với Nga phải chứng tỏ khả năng hạ cánh trên boong tàu sân bay bằng một động cơ với máy bay MiG-29K cho thấy một bước đi đầy quyết tâm của họ trong việc tăng cường bảm đảm an toàn tính mạng và tài sản của quân đội khi mà số vụ tai nạn máy bay trong không quân nước này trong những năm gần đây luôn đứng số hàng đầu thế giới.

Hơn nữa, Ấn Độ cũng mới đưa vào sử dụng tàu sân bay INS Vikramaditya và các tiêm kích hạm MiG-29K/KUB cách đây không lâu.

Vì vậy, khả năng xử lý tình huống của phi công và kinh nghiệm vận hành máy bay MiG-29K/KUB chưa đạt đến độ quá trình vận hành sẽ rất dễ xảy ra sự cố, trong đó tỷ lệ sự cố cao nhất thường do lỗi động cơ gây ra.

Máy bay tiêm kích hạm MiG-29K/KUB do Nga sản xuất được trang bị 2 động cơ phản lực RD-33MK mạnh mẽ, giúp máy bay đạt vận tốc cực đại Mach 2+ (2.200km/giờ) ở độ cao lớn.

Về lý thuyết, với động cơ đủ mạnh và phi công có khả năng xử lý tốt, MiG-29K/KUB cũng như các máy bay chiến đấu 2 động cơ khác có thể bay và hạ cánh bằng một trong 2 động cơ khi động cơ còn lại bị hỏng.

Tuy nhiên, phía Nga lại chưa trình diễn khả năng này khi cung cấp máy bay MiG-29K/KUB cho Ấn Độ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại