Phương Tây không nên "giận quá mất khôn" vì Ukraine mà "lên gân" chiến tranh với Nga?

Quốc Vinh |

Nga có thể đối đầu với Ukraine vì lợi ích sát sườn và sẵn sàng hy sinh cho mục đích của mình. Còn với Mỹ và châu Âu, họ có cần thiết phải tốn kém chi phí quân sự để bảo vệ một quốc gia không phải đồng minh?

Trong vụ việc Nga bắt giữ ba tàu hải quân Ukraine ở biển Azov, sẽ không khó để đoán trước Mỹ và châu Âu sẽ đưa phản ứng như thế nào. Và rõ ràng, đó là những tuyên bố chỉ trích và hăm dọa quân sự với đối thủ của mình theo cách thường thấy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 26/11 đã bày tỏ sự không hài lòng, đồng thời cho biết chính quyền của ông đang "làm việc xoay quanh vấn đề này" với các đồng minh châu Âu và bày tỏ hy vọng "mọi chuyện sẽ trở nên rõ ràng".

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley thì cụ thể hơn, tuyên bố động thái của Nga là "bất hợp pháp" và" vi phạm thái quá lãnh thổ mà Ukraine có chủ quyền".

Nhưng gay gắt hơn, các nhà bình luận về an ninh quốc gia ngay lập tức kêu gọi triển khai các tàu của Mỹ và NATO để ngăn chặn hành động của Nga trong khi mở rộng sự hiện diện lớn hơn của quân sự phương Tây.

Họ cũng muốn Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt mới như cấm vận dầu khí và tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.

Rõ ràng, đó đều là những điều mà Kiev mong muốn và phương Tây có thể làm được. Nhưng theo nhà phân tích Bonnie Kristian trên tạp chí National Interest, việt thiết lập một cuộc chiến tranh đối với Nga sẽ chỉ là điều có hại cho phương Tây.

Đối với châu Âu – nơi các quốc gia gần gũi hơn với hiện trường của cuộc xung đột – họ có thể cảm thấy bắt buộc phải gắn kết với Ukraine bằng một phản ứng tích cực. Nhưng nếu Washington cũng lựa chọn tương tự như vậy để leo thang nguy hiểm thì sẽ chẳng mang đến lợi ích tốt cho bất kỳ ai.

Mặc dù đây có thể là một phản ứng dễ hiểu, đặc biệt là với Mỹ, tuy nhiên nó lại được coi một phản ứng bốc đồng và liều lĩnh.

Như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng cảnh báo : "Những gì chúng ta đã thấy là rất nghiêm trọng. Nhưng đồng thời chúng ta cần phải làm việc để giảm leo thang tình hình và giúp các bên bình tĩnh, kiềm chế. Chúng ta phải tránh để tình trạng này trở nên vượt tầm kiểm soát".

Mỹ có lý do của mình khi phải lên tiếng phản ứng như vậy. Washington có thể viện cớ bênh vực Kiev và chỉ trích Moscow không tuân thủ thỏa thuận tự do tiếp cận biển Azov - giáp biên giới với cả hai quốc gia qua Eo biển Kerch - nơi xảy ra vụ va chạm. Nhưng để nói rằng Mỹ cần phải dẫn đầu một phản ứng quân sự để hậu thuẫn cho Ukraine thì là điều không cần thiết.

Theo nhà phân tích Bonnie Kristian, sẽ không phải là nói quá khi một phản ứng không ưu tiên ngoại giao và kiềm chế rủi ro của Mỹ sẽ chỉ hướng tới một cuộc Chiến tranh Lạnh mới hoặc thậm chí là một cuộc xung đột "nóng" có thể diễn ra.

Phương Tây không nên giận quá mất khôn vì Ukraine mà lên gân chiến tranh với Nga? - Ảnh 1.

Trên thực tế, việc gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Biển Đen, Ukraine, các vùng biển và vùng lãnh thổ gần đó không hề đảm bảo điều gì cho việc Nga sẽ sợ hãi mà rút lui.

Điều này vốn đã được minh chứng trong suốt 4 năm qua khi Nga vẫn thể hiện lập trường cứng rắn trên bất kỳ mặt trận nào với Ukraine.

"Thêm nhiều vũ khí Mỹ và đưa quân đội Mỹ vào vị trí xung đột trực tiếp với Nga - không đảm bảo Điện Kremlin sẽ lùi bước. Những gì mà động thái này mang đến sẽ làm tồi tệ hơn quan hệ Mỹ-Nga, với những hậu quả nặng nề mà là lợi ích của nước Mỹ nên né tránh", chuyên gia Kristian nhấn mạnh.

Cũng có những quan điểm phản bác ý kiến trên cho rằng, khi nói về lợi ích, Mỹ có lợi ích rất quan trọng trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga. Nhưng trên thực tế, nhà phân tích Bonnie Kristian phản bác điều này khi nói rằng nó chỉ được coi là một mối quan tâm ngoại vi đối với Mỹ. Có thể Moscow làm sai nhưng Washington không phải là người có quyền "sửa" điều đó.

"Chọn một cuộc chiến với một cường quốc hạt nhân suy yếu như Ukraine là hoàn toàn không khôn ngoan", cây bút Daniel DePetris trên trang DefenseOne lưu ý. "Cần phải nhớ rằng, Ukraine không phải là một đồng minh. Trong khi đó Nga có nhiều lợi ích hơn so với Mỹ, vì vậy họ sẽ luôn sẵn sàng thực hiện những hy sinh cần thiết để đạt được mục tiêu chính trị mong muốn của mình".

Ngay cả trong trường hợp Mỹ dùng giải pháp quân sự và giải quyết được vấn đề với Nga trong ngắn hạn, rõ ràng nó sẽ tạo ra một thói quen nguy hiểm cho Mỹ khi giải quyết xung đột với các cường quốc bằng hành động quân sự thay vì công cụ ngoại giao.

Trên thực tế, "hộp công cụ" giải quyết khủng hoảng của Mỹ là rất đa dạng, và nước này không cần phải áp dụng duy nhất biện pháp mạnh tay cho toàn bộ các vấn đề ở nước ngoài.

Nhà phân tích Bonnie Kristian tin rằng, trong trường hợp này, cách tiếp cận khôn ngoan hơn là một sự lên án hành động đối với Moscow, tiến hành các bước đi ngoại giao thích hợp và cẩn thận để tránh làm trầm trọng xung đột với một cường quốc hạt nhân của thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại